Thứ nhất, do sự phát triển của nền kinh tế: Khi nền kinh tế của đất nước phát triển thì nhà nước sẽ có ngân sách nhiều hơn để đầu tư nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ. Nhà nước có điều kiện quan tâm nhiều hơn đến công tác đào tạo nguồn nhân lực từ đó nâng cao được trình độ của người lao động nhất là lao động có đã qua đại học và cao đẳng để cung cấp cho các doanh nghiệp. Nền kinh tế phát triển, chính phủ sẽ có nguồn ngân sách lớn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải phục vụ cho các ngành kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu nói riêng.
Thứ hai, các công cụ quản lý xuất khẩu của nhà nước: Bao gồm các công cụ như thuế quan, tỷ giá hối đoái, các chính sách của nhà nước nhằm điều chỉnh cán cân thương mại.
Thuế quan: Nếu căn cứ vào đối tượng tính thuế thì thuế quan gồm thuế quan xuất khẩu và thuế quan nhập khẩu. Nếu căn cứ vào phương pháp tính thuế gồm thuế quan tuyệt đối và thuế quan hạn ngạch. Thuế quan nhập khẩu tuyệt đối là tỷ lệ % tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu mà người nhập khẩu phải nộp. Thuế quan nhập khẩu hạn ngạch là tỷ lệ % mà người nhập khẩu phải nộp khi nhập khẩu vượt quá sản lượng cho phép. Thông thường các quốc gia áp dụng hạn ngạch nhập khẩu cao đối với các sản phẩm có tính cạnh tranh cao với sản phẩm cùng loại được sản xuất trong nước và áp dụng hạn ngạch thấp với các sản phẩm là nguyên liệu thô hoặc chỉ mới qua sơ chế. Còn đối với các nước xuất khẩu sẽ áp dụng mức thuế xuất khẩu cao đối với các sản phẩm xuất khẩu có nguồn gốc khai thác từ tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu quý hiếm trong nước.
Tác động của tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đến giá của sản phẩm xuất khẩu. Khi tỷ giá hối đoái tăng tức là đồng tiền Việt Nam mất giá so với đồng ngoại tệ từ đó sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Khi tỷ giá giam thì ngược lại. Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa xuất khẩu.
Do các chính sách nhằm điều chỉnh cán cân thương mại: Nhà nước sử dụng các biện pháp khuyến khích hoặc hạn chế xuất nhập khẩu
Thứ ba, các yếu tố thuộc về tự nhiên: Do đặc điểm của các sản phẩm thép xuất khẩu chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển và đường thủy nên thường xuyên gặp rủi ro khi thời tiết biến đổi. Vì vậy các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu muốn hạn chế được loại rủi ro này phải hiểu biết về lộ trình vận chuyển hàng hóa.
Phải quan sát và theo dõi những biến đổi của thời tiết, hiểu biết về khí hậu của các thị trường mà mình xuất khẩu, của các nước trên lộ trình vận chuyển hàng hóa. Để hạn chế loại rủi ro này các doanh nghiệp cần mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Thứ tư, các yếu tố đầu vào: Các yếu tố đầu vào bao gồm đất đai, nguyên liệu, lao động và vốn. Khi giá các yếu tố đầu vào thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá của các sản phẩm xuất khẩu. Do đặc điểm của nước ta giầu tài nguyên thiên nhiên nên các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng yếu tố đầu vào là lao động cao. Nhưng do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng thì lợi thế này ngày càng mất dần. Các sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao sẽ chiếm ưu thế hơn.