Tác hại của dầu tràn

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp phụ hỗn hợp nhũ tương dầu trong nước (ow) bằng vỏ trấu được xử lí với chất hoạt động bề mặt cetyl trymetyl ammonium bromide (ctab) đồ án tốt nghiệp (Trang 44 - 47)

Trong đó: + K: hệ số tỷ lệ

+ e: cường độ điện trường

+ r: bán kính giọt nước trong pha phân tán + l: khoảng cách tính từ tâm các giọt nước

2.3. Phƣơng pháp xử lí dầu tràn trên biển

2.3.1. Tác hại của dầu tràn [3]

Theo kết quả nghiên cứu, khi sự cố ô nhiễm dầu xảy ra, các hệ sinh thái (HST) đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và thể hiện rõ nét nhất là HST rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Ô nhiễm dầu đã làm giảm sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các HST từ tác động của các tai biến. Cụ thể, các tác động tiêu cực của ô nhiễm dầu đến các HST được hiểu theo 3 cấp độ: suy thoái, tổn thương và mất HST.

Năm 1989, tàu Leela mang quốc tịch Ship bị đắm tại cảng Quy Nhơn đã gây ra những thiệt hại hết sức to lớn cho khu vực này. Kết quả thu thập mẫu sinh vật tại 36 trạm khảo sát thuộc hai vịnh Quy Nhơn và Lăng Mai cho thấy, ô nhiễm dầu đã làm

số lượng loài tảo chỉ còn 1.000 ÷ 10.000 tế bào/m3, động vật phù du còn khoảng vài

trăm cá thể/m3. Cả hai nhóm này mật độ đều bị giảm từ 100 ÷ 1.000 lần so với điều

Ngành công nghệ kỹ thuật hoá học 35 Khoa hoá học và công nghệ thực phẩm

trưởng thành và 83% ở cá thể non. Các loài tôm sú, tôm rảo ở đầm nuôi đều bị chết ở dạng đầu bị đen, vỏ mềm nhũn. Cá trong đầm chết pha trộn mùi dầu, không thể sử dụngđược.

Ngoài ra, dầu còn bám trên các cây sú vẹt với hàm lượng dầu trung bình từ 4.0

÷ 9.2 mg/cm2 và trên thân cây 5.3 ÷ 22.6 mg/cm2. Theo kết quả khảo sát, còn xác

định được hiện tượng lắng đọng dầu trong trầm tích đáy biển, rừng ngập mặn có nguy cơ bị ô nhiễm môi trường. HST đầm nuôi trong thời gian dài sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Toàn bộ hàng trăm hecta đầm nuôi mất trắng do tôm cá bị chết. Khả năng phục hồi đầm nuôi có thể phải mất ít nhất 2 ÷ 3 năm sau rửa đầm. Bài học vụ đắm tàu Leela vẫn còn có giá trị cho đến tận ngày nay.

Từ đầu tháng 2/2007 đến nay, mức độ ô nhiễm dầu ở nước ta với quy mô lớn hơn rất nhiều so với đợt ô nhiễm dầu cục bộ năm 1989, vì vậy chắc chắn thiệt hại về kinh tế - xã hội là rất lớn, trong đó cần phải nhấn mạnh đến những tác động của ô nhiễm dầu đến các HST biển và ven biển. Vừa qua, nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường biển đã có cuộc khảo sát thực tế và xác định một số hiện tượng tác động tiêu cực đến các HST trong 6 tháng đầu năm 2007, trong đó có sự ảnh hưởng của ô nhiễm dầu gây ra. Vào tháng 5/2007, trong đợt khảo sát đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đã phát hiện có nhiều tôm nuôi bị chết trong các đầm nuôi thuộc đầm phá do bị đen đầu hoặc đỏ đầu gây ra. Đến tháng 7/2007, khảo sát tại Côn Đảo cho thấy, các loài sao biển và thỏ biển bị chết trôi dạt lên bãi tắm và có dầu bao quanh. Như vậy, có thể thấy ô nhiễm dầu đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các HST biển và ven biển ở các khía cạnh sau:

 Làm biến đổi cân bằng oxy của HST: dầu có tỷ trọng nhỏ hơn nước, khi chảy

loang trên mặt nước, dầu tạo thành váng và bị biến đổi về thành phần và tính chất. Khi dầu loang, hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi ôxy giữa không khí với nước, làm giảm hàm lượng oxy của hệ, như vậy cán cân điều hòa oxy trong hệ bị đảo lộn.

 Làm nhiễu loạn các hoạt động sống trong hệ: đầu tiên phải kể đến các nhiễu

Ngành công nghệ kỹ thuật hoá học 36 Khoa hoá học và công nghệ thực phẩm

sinh vật bậc thấp như sinh vật phù du, nguyên sinh động vật luôn luôn phải điều tiết áp suất thẩm thấu giữa môi trường và cơ thể thông qua màng tế bào. Dầu bao phủ màng tế bào, sẽ làm mất khả năng điều tiết áp suất trong cơ thể sinh vật, đồng thời cũng là nguyên nhân làm chết hàng loạt sinh vật bậc thấp, các con non, ấu trùng.

Dầu bám vào cơ thể sinh vật sẽ ngăn cản quá trình hô hấp, trao đổi chất và sự di

chuyển của sinh vật trong môi trường nước. Theo đánh giá của các chuyên gia, nồng độ dầu trong nước chỉ 0.1 mg/l có thể gây chết các loài sinh vật phù du, mắt xích đầu tiên trong lưới thức ăn ở biển. Đối với các sinh vật đáy, ô nhiễm dầu có thể ảnh hưởng rất lớn đến con non và ấu trùng. Đối với các cá thể trưởng thành, dầu có thể bám vào cơ thể hoặc được sinh vật hấp thụ qua quá trình lọc nước, dẫn đến làm giảm giá trị sử dụng do có mùi dầu. Ảnh hưởng của dầu đối với chim biển chủ yếu là thấm ướt lông chim, làm giảm khả năng cách nhiệt của bộ lông, làm mất tác dụng

bảo vệ thân nhiệt của chim và chức năng phao bơi, giúp chim nổi trên mặt nước.

Khi bị nhiễm dầu, chim thường di chuyển khó khăn, ở mức độ nhẹ chúng tỏ ra khó chịu, có khi phải di chuyển nơi cư trú; ở mức độ nặng có thể bị chết. Dầu còn ảnh hưởng đến khả năng nở của trứng chim. Bên cạnh đó, cá là nguồn lợi lớn nhất của biển và cũng là đối tượng chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ của sự cố ô nhiễm dầu, ảnh hưởng này phụ thuộc vào mức độ tan của các hợp chất độc hại có trong dầu vào trong nước. Dầu bám vào cá, làm giảm giá trị sử dụng do gây mùi khó chịu. Đối với trứng cá, dầu có thể làm trứng mất khả năng phát triển, trứng có thể bị “ung, thối”. Dầu gây ô nhiễm môi trường làm cá chết hàng loạt do thiếu oxy hòa tan trong nước.

Ngành công nghệ kỹ thuật hoá học 37 Khoa hoá học và công nghệ thực phẩm

 Gây ra độc tính tiềm tàng trong HST: ảnh hưởng gián tiếp của dầu loang đối

với sinh vật thông qua quá trình ngăn cản trao đổi oxy giữa nước với khí quyển tạo điều kiện tích tụ các khí độc hại như H2S và CH4 làm tăng pH trong môi trường sinh

thái. Dưới ảnh hưởng của các hoạt động sinh - địa hóa, dầu dần dần bị phân hủy,

lắng đọng và tích lũy trong các lớp trầm tích của HST làm tăng cao hàm lượng dầu trong trầm tích gây độc cho các loài sinh vật sống trong nền đáy và sát đáy biển.

 Cản trở các hoạt động kinh tế ở vùng ven biển: dầu trôi theo dòng chảy mặt,

sóng, gió, dòng triều dạt vào vùng biển ven bờ, bám vào đất đá, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu đối với du khách khi tham quan du lịch. Do vậy, doanh thu của ngành du lịch đã bị thiệt hại nặng nề. Mặt khác, ô nhiễm dầu còn làm ảnh hưởng đến nguồn giống tôm cá, thậm chí bị chết dẫn đến giảm năng suất nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ven biển …

Hình 2.9: Tác hại đối với du lịch biển

(http://camix.com.vn/uploads/tintuc/dau-tran-vao-bai-bien-vung-tau.jpg)

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp phụ hỗn hợp nhũ tương dầu trong nước (ow) bằng vỏ trấu được xử lí với chất hoạt động bề mặt cetyl trymetyl ammonium bromide (ctab) đồ án tốt nghiệp (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)