Các loại hình hoạt động của Bancassurance tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu bảo hiểm nhân thọ và đôi điều về bankcassurance (Trang 37 - 42)

BANCASSURANCE

2.2. Các loại hình hoạt động của Bancassurance tại Việt Nam:

2.2.1. Ngân hàng ký thoả thuận phân phối sản phẩm với công ty bảo hiểm (thoả thuận phân phối):

Hiện nay, Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Kỹ thương (Techcombank) liên kết với Bảo Việt vừa cho ra hai sản phẩm mới kết hợp giữa sản phẩm bảo hiểm An Tâm Tiêu Dùng của Bảo Việt Nhân thọ với sản phẩm Cho vay Tiêu dùng Trả góp và Cho vay Trả góp mua Hàng hóa của Techcombank. Phạm vi bảo hiểm cho khách hàng bao gồm các trường hợp tử vong và thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Khi xảy ra rủi ro được bảo hiểm, Bảo Việt Nhân thọ sẽ thay khách hàng trả dư nợ khoản vay của khách hàng cho Techcombank. Mức chi trả tối đa của Bảo Việt Nhân thọ lên đến 500 triệu đồng.

Ngoài ra còn có 3 sản phẩm Bancassurance nữa là“Tích lũy Bảo gia”, “Tiết kiệm Giáo dục”, “Bảo hiểm Tín dụng cho Nhà mới và Ô tô xịn”. Các sản phẩm này đều đón nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của khách hàng. Đã có hơn 2.330 Tài khoản Tiết kiệm Giáo dục, Tài khoản Tích lũy Bảo gia được khách hàng sử dụng với tổng số tiền huy động từ loại hình tiết kiệm này là hơn 45 tỷ đồng. Các khách hàng tham gia chương trình Tín dụng cho Nhà mới, Ô tô xịn cũng đã tham gia bảo hiểm An Tâm Bảo Tín với hơn 15 tỷ dư nợ tín dụng.

NHTMCP Á Châu (ACB) và Công ty Prudential liên kết cho sản phẩm: Phú Bảo Tín, Phúc An Mỹ Thành Tài. Phú Bảo Tín là sản phẩm bảo hiểm của Prudential Việt Nam chỉ dành cho khách hàng vay tín dụng trung và dài hạn của ACB. Đặc điểm của sản phẩm tín dụng này là nếu người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ và vĩnh viễn, người thụ hưởng (do người mua chỉ định) sẽ nhận được bảo hiểm từ Prudential. Số tiền được nhận từ Công ty bảo hiểm sẽ tương ứng với số dư nợ cần phải trả cho Ngân hàng. Như vậy, khi tham gia Phú Bảo Tín, khách hàng sẽ yên tâm khi xảy ra rủi ro đối với bản thân, gia đình họ vẫn có khả năng hoàn trả các khoản vay cho Ngân hàng mà không phải mất tài sản thế chấp. Hay nói cách khác, khi khách hàng mua bảo hiểm tín dụng gặp rủi ro không thể trả được nợ Ngân hàng thì công ty bảo hiểm sẽ thanh toán hộ cho khách hàng đó.

Riêng với Prudential và ACB, trong vòng 3 năm qua đã có trên 2800 hợp đồng bảo hiểm được bán ra với giá trị trên 20 tỷ đồng. Ngoài ra, Ngân hàng HSBC đã kí kết hợp đồng với Công ty Bảo hiểm quốc tế Mỹ AIA để trở thành Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cung cấp bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng của mình. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đã tiến hành một thỏa thuận hợp tác với Công ty AIA và Prudential về cung cấp dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm. Qua đó, Vietcombank là đại lý chính thức của các công ty bảo hiểm về thu phí và thanh toán bảo hiểm qua hệ thống ATM, hỗ trợ tư vấn bảo hiểm, cung cấp dịch vụ ngân hàng và chứng khoán cho công ty bảo hiểm. Như vậy, khách hàng của bảo hiểm chỉ cần giao dịch trên một tài khoản chuyên thu phí bảo hiểm mở tại Vietcombank mà không phải chịu bất kỳ chi phí nào khác, trong khi đó vẫn được hưởng các tiện ích của Ngân hàng về thanh toán trực tuyến.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo) cũng đã ký kết thoả thuận hợp tác với Bảo Việt. Theo đó, NHNo cung cấp dịch vụ quản lý, tài khoản tiền gửi cho Bảo Việt, đóng phí bảo hiểm, thanh toán tiền bảo hiểm, tư vấn bảo hiểm nhân thọ, giới thiệu khách hàng cho Bảo Việt… Ngược lại, Bảo Việt sẽ cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho gần 3 vạn nhân viên của NHNo.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (PVN) tổ chức công bố chương trình kết hợp giữa nhóm sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của PVN với nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng của Sacombank. Chương trình này áp dụng cho các sản phẩm vay tiêu dùng tại Sacombank như mua nhà, mua xe và các loại vay tiêu dùng khác trong nhóm sản phẩm có gắn kết bảo hiểm tại Sacombank… theo từng thời kỳ.

Ngoài ra, hiện nay bảo hiểm cũng đang tận dụng cơ hội dồn dập bắt tay với các ngân hàng như AB Bank, AIA, Prudential, Previor….

o Ưu điểm: Việc liên kết với các công ty bảo hiểm để thực hiện bán các sản

thường không muốn tập trung quá nhiều các nguồn lực, với chi phí cơ hội cao... vào việc thành lập một công ty bảo hiểm trực thuộc ngân hàng khi chưa có đủ kinh nghiệm và mạng lưới hoạt động trong khi việc liên kết với các công ty bảo hiểm có sẵn nhiều kinh nghiệm, mạng lưới trong nước và quốc tế sẽ thuận lợi và tiết kiệm chi phí với doanh thu không chênh lệch lớn. o Hạn chế: Một số sản phẩm bảo hiểm của các công ty bảo hiểm có hình thức

tương tự với một số sản phẩm của ngân hàng (tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm định kỳ…). Vì vậy, nếu không xây dựng được phương án hợp tác hiệu quả giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm có thể ngân hàng sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh thu hút khách hàng với các công ty bảo hiểm (đối tác của ngân hàng).

2.2.2. Ngân hàng đầu tư góp vốn thành lập công ty bảo hiểm mới để cùng kinh doanh (Liên doanh):

Đây là mô hình mà ngân hàng góp vốn cùng với các tổ chức, công ty và các nhà đầu tư khác để cùng thành lập một công ty kinh doanh bảo hiểm độc lập.

Điển hình như: Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) bên cạnh NHTMCP Quân đội là cổ đông chính, các cổ đông sáng lập của MIC bao gồm NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP Bank), Công ty cổ phần Hóa dầu Quân đội, Công ty Xây dựng 319, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Công ty cổ phần Đức Hoàng, Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội…

Công ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ Vietcombank-Cardif (VCLI) được thành lập năm 2009, là thành quả của thiện chí và mong muốn hợp tác lâu dài của ba đối tác lớn là Vietcombank (góp 45% vốn), Cardif - thuộc tập đoàn BNP Paribas, Pháp - (43% vốn) và SeAbank (12% vốn).

o Ưu điểm:

- NH góp vốn thành lập công ty con để có quyền kinh doanh bảo hiểm theo luật NH 2010,

- Tận dụng ưu thế nguồn vốn hiện có để tạo ra một hoạt động kinh doanh mới, đồng thời thu được một khoản lợi nhuận đáng kể.

- Liên doanh với nhau làm công ty bảo hiểm trở thành 1 công ty có uy tín hơn, vốn lớn hơn và có thể được đóng góp về vốn, kinh nghiệm quản lý, đội ngũ để

hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời rủi ro cũng được chia đều hơn và ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm giới hạn với phần vốn góp của mình.

- Hoạt động góp vốn có thể mang tính chất tạm thời và ngân hàng có thể rút ra nếu cảm thấy bị ảnh hưởng tới uy tín của hoạt động ngân hàng.

- Hạn chế được rủi ro nếu có 1 sự kiện bất ngờ xảy ra. Ví dụ sự kiện 11/9 ở Mĩ đã làm các công ty bảo hiểm tổn thất nặng nề dẫn tới tỉ suất lợi nhuận trên vốn rất thấp.

o Nhược điểm:

- Nguồn thu từ hoạt động bảo hiểm còn thấp, thấp hơn nhiều so với hoạt động chính từ ngân hàng. Và các ngân hàng chỉ coi đây là một khoản thu phụ vì vậy ít có sự đầu tư hơn.

- Các chính sách về bảo hiểm ít chịu sự chi phối nếu như ngân hàng không nắm trên 50% vốn cổ phần. Và tên gọi công ty bảo hiểm ít nhiều liên quan đến thương hiệu của ngân hàng hoặc tổ chức góp vốn lớn nhất. Vì vậy, dễ ảnh hưởng xấu nếu công ty kinh doanh không tốt.

2.2.3. Mô hình tập đoàn dịch vụ tài chính:

Hiện nay, mô hình này có công ty bảo hiểm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC), tiền thân là Công ty liên doanh bảo hiểm Việt - Úc (là Công ty liên doanh bảo hiểm giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Bảo hiểm quốc tế QBE của Úc. Cuối năm 2005, Công ty liên doanh bảo hiểm Việt - Úc đổi tên thành Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) dựa trên cơ sở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mua lại toàn bộ phần vốn góp của QBE.

Ngoài ra còn có Công ty Bảo Ngân tiền thân là Công ty Liên doanh Bảo hiểm Châu Á - Ngân hàng công thương, một liên doanh giữa Ngân hàng Công thương Việt Nam và Công ty Bảo hiểm Châu Á Singapore với tỉ lệ góp vốn 50/50. Năm 2008, Bộ tài chính đã cấp Giấy phép chuyển đổi Công ty liên doanh Bảo hiểm Châu Á – Ngân hàng Công thương thành Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Công thương Việt Nam (Bảo Ngân) trên cơ sở Ngân hàng Công thương Việt Nam mua lại toàn bộ vốn góp của phía đối tác nước ngoài.

- Sẽ có tác động không tốt nếu một trong hai bên có vấn đề như về thương hiệu, uy tín, quản lý yếu kém của công ty mẹ sẽ là vấn đề với công ty con và ngược lại. Nếu trên thị trường xảy ra những biến động như: công ty bảo hiểm làm ăn kém hiệu quả, gian dối, khách hàng không hài lòng, công ty bảo hiểm phải bồi hoàn tiền bảo hiểm trong một vụ tai nạn lớn... sẽ ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của khách hàng và sự tín nhiệm của khách hàng đối với thương hiệu của ngân hàng. Nếu như các công ty bảo hiểm không có một kế hoạch hợp lý để tiếp xúc với khách hàng của ngân hàng hoặc đội ngũ nhân viên của các công ty bảo hiểm không chuyên nghiệp, giao tiếp với khách hàng vụng về... sẽ ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu, hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Đòi hỏi phải có vốn lớn, mạnh, trình độ quản lý cao, danh mục đầu tư rõ ràng, hợp lý khi sử dụng nguồn vốn huy động qua kênh bảo hiểm.

o Thuận lợi:

- Các ngân hàng và các công ty bảo hiểm được lợi do sử dụng uy tín, thương hiệu và nguồn lực của cả hai bên vào việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, tăng cường các dịch vụ ngân hàng, nhờ đó giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận.

- Lợi thế của các ngân hàng khi tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm là: kinh nghiệm thị trường đã có, mạng lưới đại lý rộng khắp, năng lực tài chính đủ mạnh đặc biệt là nguồn vốn dài hạn và lượng khách hàng tiềm năng lớn từ các dịch vụ ngân hàng hiện có.

- Ngoài ra, sự biến động của lãi suất là nguyên nhân cơ bản làm cho ngân hàng có lợi thế hơn trong việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ vì những biến động này đã buộc các công ty bảo hiểm thay việc sử dụng lãi suất tính phí bảo hiểm cố định bằng việc sử dụng lãi suất biến đổi, tức là công ty bảo hiểm đã buộc phải chạy theo xu hướng quan tâm thường xuyên đến sự biến động lãi suất…, mà theo đánh giá chung, ngân hàng có lợi thế hơn trong lĩnh vực này. - Một yếu tố nữa cũng làm “mạnh hơn” lợi thế của ngân hàng, đó là tuổi thọ của

người được bảo hiểm. Từ những năm 70, do nền kinh tế phát triển, đời sống người dân được cải thiện cùng với những tiến bộ về y học mà tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên đáng kể. Do vậy, họ quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi sống, tức là yếu tố đầu tư trong sản phẩm bảo hiểm nhân thọ chiếm tầm quan trọng lớn hơn. Đầu tư luôn gắn liền với lãi suất và một lần nữa, ngân hàng lại có lợi thế hơn so với các công ty bảo hiểm.

- Thêm một yếu tố cũng quan trọng đó là cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng. Từ đầu thập kỷ 70, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã được đa dạng hóa

với nhiều hình thức kinh doanh mới như: hệ thống rút tiền tự động ATM, hệ thống thanh toán tự động… Chính vì vậy, hầu hết thu nhập và các giao dịch của khách hàng đều được thực hiện qua ngân hàng. Tất cả những giao dịch đó đều được lưu trữ vào trong hệ thống máy tính của ngân hàng và đó là cơ sở khách hàng cực kỳ quý giá để phát triển các dịch vụ khác, trong đó có hoạt động bảo hiểm nhân thọ.

- Hơn thế nữa, nhu cầu rất lớn về các nguồn vốn dài hạn và ổn định cũng là một trong những nguyên nhân làm cho ngân hàng thâm nhập vào lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ.

Hạn chế hơn ngân hàng về tiềm lực tài chính, uy tín và quan hệ khách hàng, vì vậy doanh nghiệp bảo hiểm truyền thống tạm thời vẫn phải đứng nhìn sự lấn lướt của các nhà băng trên mảnh đất truyền thống của chính mình.

Một phần của tài liệu bảo hiểm nhân thọ và đôi điều về bankcassurance (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w