Đặc điểm bệnh nhân cận thị

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự biến đổi chế tiết nước mắt sau phẫu thuật lasik trên bệnh nhân cận thị (Trang 54 - 58)

- Chế tiết nước mắt sau mổ 6 tháng trở về ngang bằng với chế tiết trước mổ

4.1. Đặc điểm bệnh nhân cận thị

+ Nghiên cứu trên 60 bệnh nhân với 116 mắt, trong đó có 32 bệnh nhân nữ chiếm 52,6% và 28 bệnh nhân nam chiếm 47,4%. Tỷ lệ nam và nữ khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.

+ Tuổi trung bình trước mổ là 24,81 ± 4,83 ; trong đó nhiều tuổi nhất là 40, thấp tuổi nhất là 18. Chúng tôi chọn tuổi dưới 40 bởi vì theo nghiên cứu của Trần Thị Tuyết Nhung và Phạm Khỏnh Võn (2005) [11] ở lứa tuổi trên 40 có sự thay đổi nhiều về nước mắt. Kết quả này của chúng tôi cũng tương tự kết quả của Lê Thị Hồng Nhung (2007) [12] , tuổi trung bình là 24,8 ± 5,2 dao động từ 18 đến 40 tuổi. Trần Hải Yến (2008) [19], tuổi trung bình là 22,56 ± 4,54 dao động từ 18 đến 40 tuổi. Kết quả theo nhóm tuổi chúng tôi thấy tập trung chủ yếu ở nhóm 2 (chiếm 72,4%), rồi đến nhóm 1 (chiếm 18,1%), ít nhất là nhóm 3 (chiếm 9,5%) và kết quả này tương tự của Lê Thị Hồng Nhung (2007) [12] nhóm 2 (60%), nhóm 1 (23,3%), nhóm 3 (16,7%).

+ Thị lực trung bình sau chỉnh kính tối đa là 9,4/10 trong đó thấp nhất là 2/10 ; cao nhất là 10/10. Và có tới 93,9% là có thị lực đạt trên 7/10. Sau mổ thị lực không đạt mục tiêu trước mổ ở thời điểm sau mổ 1 tuần có kết quả này do quá trình lành vết thương giác mạc ở giai đoạn đầu, nhưng ở thời điểm 6 tháng kết quả về thị lực cao hơn so với mục tiêu trước mổ điều này cho thấy ưu điểm của phương pháp mổ. Kết quả này của chúng tôi khác với kết quả của Trần Hải Yến (2008) [19] tác giả chỉ lựa chọn bệnh nhân có thị lực tối thiểu là 1 sau khi

đã chỉnh kính tối đa. Điều đó thể hiện nghiên cứu của chúng tôi đa dạng hơn về bệnh nhân. (bảng 3.2)

+ Khúc xạ cầu trước mổ là – 5,46 ± 2,99 D; trong đó độ cận cao nhất là -16 D và thấp nhất là -1,25 D. Theo nhóm độ cận thì thấy tập trung chủ yếu ở nhóm 2 chiếm 48,3%, sau đến nhóm 3 chiếm 35,3%, ít nhất ở nhóm 1 chiếm 16,4%. Kết quả này của chúng tôi tương tự kết quả của Lê Thị Hồng Nhung (2007) [12] lý giải cho kết quả này là do ở nhóm độ cận vừa và nặng bệnh nhân thấy khó chịu nhiều khi phải sử dụng kính thường xuyên nên đi mổ nhiều hơn. Sau mổ khúc xạ cầu giảm rõ rệt ở tuần đầu sau mổ sau đó tăng nhẹ và ổn định ở các thời điểm 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. (bảng 3.3)

+ Nhãn áp trước mổ là 18,45 ± 1,73 mmHg trong đó cao nhất là 20 mmHg, thấp nhất là 16 mmHg. Sự khác biệt về nhãn áp không có ý nghĩa thống kê ở nam và nữ; giữa các nhóm tuổi ; và giữa các nhóm độ cận với p>0,05. Sau mổ nhãn áp thay đổi thấp hơn so với trước mổ ( từ 18,45 mmHg xuống 17,22 mmHg) tương tự kết quả của Nguyễn Xuân Hiệp (2008) [5]. Sự khác biệt về chỉ số nhãn áp sau mổ ở cỏc nhúm độ cận khác nhau có ý nghĩa thống kê với p<0,05; sự khác biệt về chỉ số nhãn áp sau mổ theo giới và nhóm tuổi không có ý nghĩa thống kê. Nhận định này của chúng tôi tương tự của Lê Thị Hồng Nhung (200) [12]. (bảng 3.3)

+ Công suất khúc xạ giác mạc: trước mổ công suất khúc xạ giác mạc trung bình chúng tôi thu được là 44,06 ± 1,33 D ; cao nhất là 47, thấp nhất là 41 kết quả này của chúng tôi tương tự kết quả của Arimoto A (2002) [21] (43,8± 1,5), Lê Thị Hồng Nhung (2007) [12] (43,67 ± 1,38), Nguyễn Xuân Hiệp(2008) [5] (44,82±1,5). Không có sự khác biệt về khúc xạ theo giới, theo nhóm tuổi và theo cỏc nhúm độ cận. Sau mổ khúc xạ giác mạc giảm rõ rệt so với trước mổ p<0,05; ở các thời điểm sau mổ với nhau sự khác biệt về công suất khúc

xạ giác mạc trung bình không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Ở cỏc nhúm độ cận khác nhau thì công suất khúc xạ sau mổ có sự khác biệt với p<0,05. (bảng 3.3)

+ Độ dày giác mạc trung tâm: trước mổ độ dày giác mạc trung tâm trung bình chúng tôi đo được là 539,02±26,4àm ; trong đó dày nhất là 600àm, mỏng nhất là 500àm. Khụng có sự khác biệt về độ dày giác mạc trước mổ giữa nam và nữ , giữa các nhóm độ tuổi và giữa các nhóm độ cận với p>0,05 (bảng 3.3). Kết quả này của chúng tôi tương tự các tác giả khác Arimoto A(2002) [21] (533 ± 30,9); Hsu S.Y. (2005) [35] (537,2 ± 34,7); Lê Thị Hồng Nhung (2007) [12] (549,28 ± 32,27); Nguyễn Xuân Hiệp (2008) [5] (528,77 ± 36,74); Trần Hải Yến (2008) [19] (544,29 ± 28,36). Sau mổ độ dày giác mạc trung tâm giảm rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở mỗi thời điểm nghiên cứu sau mổ so với trước mổ với p<0,05; ở các thời điểm sau mổ với nhau thỡ khụng có sự khác biệt về độ dày giác mạc trung tâm với p>0,05; sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê theo giới ở các thời điểm sau mổ. Ở cỏc nhúm độ cận khác nhau thì sau mổ độ dày giác mạc trung tâm thay đổi có ý nghĩa thống kê với p<0,05; độ cận càng cao thì độ dày giác mạc càng giảm nhiều và ngược lại, kết quả này của chúng tôi tương tự kết quả của Avni Murat Avunduk (2004) [22], Hsu S.Y. (2005) [35], Lê Thị Hồng Nhung (2007) [12], Nguyễn Xuân Hiệp (2008) [5], Trần Hải Yến (2008) [19].

+ Bán kính độ cong giác mạc: trước mổ chúng tôi đo được bán kính độ cong giác mạc trung bình là 7,66±0,24mm; trong đó cao nhất là 8,25mm; thấp nhất là 7,18 mm; sự khác biệt về bán kính độ cong giác mạc trung bình có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ với p<0,05; không có ý nghĩa thống kê ở cỏc nhúm độ tuổi khác nhau và ở cỏc nhúm độ cận khác nhau với p>0,05 (bảng 3.3). Kết quả của chúng tôi tương tự kết quả của Eysteinsson (2002) [29], Gonzalez blanco (2008) [32]. Sau mổ bán kính độ cong giác mạc thay đổi rõ

rệt có ý nghĩa thống kê ở từng thời điểm nghiên cứu so với trước mổ với p<0,05; giữa các thời điểm nghiên cứu sau mổ thì sự khác biệt về bán kính độ cong giác mạc không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 ở cả hai giới. Ở cỏc nhúm độ cận khác nhau theo mỗi thời điểm nghiên cứu sau mổ thì sự khác biệt về bán kính độ cong giác mạc có ý nghĩa thống kê với p<0,05. (bảng 3.3)

+ Cảm giác giác mạc trung tâm: chúng tôi thu được kết quả cảm giác giác mạc trung tâm trung bình trước mổ là 59,84 ± 0,43 ; trong đó cao nhất là 60 mm, thấp nhất là 55mm; sự khác biệt về cảm giác giác mạc ở nam và nữ, ở cỏc nhúm độ tuổi và ở cỏc nhúm độ cận là không có ý nghĩa thống kê với p<0,05 ở thời điểm trước mổ. So với tác giả khác

Bảng 4.1. Cảm giác giác mạc trung tâm trước mổ so với tác giả khác.

CGGMTT TB

Juan J(1999) [42] 61,58 ± 1,7

Jose M(2001) [40] 61,6 ± 1,7

M A Brageeth(2005) [48] 57,93 ± 4,47

Nguyễn Văn Sanh(2009) 59,84 ± 0,43

Kết quả này của chúng tôi tương tự của M A Brageeth(2005) [48] (57,93 ± 4,47) nhưng thấp hơn so với Juan J(1999) [42] (61,58 ± 1,7) và Jose M(2001) [40] (61,6 ± 1,7), tuy nhiên trong hai nghiên cứu này các tác giả sử dụng cảm giác kế có sợi nilon dài 62mm còn của chúng tôi sợi nilon dài 60 mm, so với Trần Hải Yến (2008) [19] (55,36 ± 9,71) thì chỉ số của chúng tôi cao hơn. Sau mổ cảm giác giác mạc trung tâm giảm rõ rệt có ý nghĩa thống kê đến tận 3 tháng, trong đó giảm nhiều nhất là ở 1 tuần, sau đó cùng với sự hồi phục của hệ thần kinh giác mạc, cảm giác giác mạc cũng hồi phục và ở 6 thỏng thỡ cảm giác giác mạc trung tâm hồi phục hoàn toàn. (bảng 3.3)

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự biến đổi chế tiết nước mắt sau phẫu thuật lasik trên bệnh nhân cận thị (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w