3.1 Tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp:
Với các yếu tố lợi thế của tỉnh Vĩnh Phúc được phân tích ở trên thì có thể nhận thấy những điều kiện thuận lợi để các chuyên ngành công nghiệp như: Công nghiệp cơ khí; Công nghiệp điện tử, tin học; Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp dệt may, da giầy; Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, đồ uống phát triển.
- Trong đó với những lợi thế về địa lý, trình độ nhân công và, tình hình thu hút đầu tư …ngành công nghiệp cơ khí là ngành có tiềm năng trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn và có quy mô lớn nhất của tỉnh và là ngành có triển vọng thúc đẩy các chuyên ngành khác phát triển theo.
- Với lợi thế thu hút đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc, cùng với sự bùng nổ của ngành công nghiệp điện tử tin học thì với những lợi thế của ngành công nghiệp Vĩnh Phúc cùng với những tiến bộ về trình độ lao động, trình độ KHCN là điều kiện tốt thu hút luồng đầu tư từ nước ngoài vào tỉnh kéo theo thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử, tin học của tỉnh phát triển trong thời gian tới. Ngành công nghiệp điện tử, tin học phát triển cũng là tiền đề tốt để tạo nên một nền công nghiệp hiện đại.
- Ngành công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng cũng được đánh giá cao với những lợi thế về nguồn nguyên liệu chất lượng cao, tuy nhiên nguồn nguyên liệu không được phong phú vì vậy ngành công nghiệp khai thác không có khả năng phát triển bùng nổ.
- Ngoài ra một số ngành khác như ngành công nghiệp dệt may, da giày , công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm… thì nguồn nguyên liệu khá phong phú nhưng chưa được đánh giá cao để có thể trở thành ngành công nghiệp hàng đầu của toàn tỉnh.
3.2 Một số khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi để phát huy tiềm năng các ngành công nghiệp thì tỉnh Vĩnh Phúc còn gặp phải một số khó khăn để có thể phát huy tiềm lực các ngành
công nghiệp kể trên như: Thời điểm tách tỉnh ( năm 1997 ) thì Vĩnh Phúc xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông với 80% dân số sống ở nông thôn. Điểm xuất phát thấp, thiếu vốn là một trong những trở ngại đối với phát triển công nghiệp.
Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng còn nghèo nàn. Các sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt phục vụ cho công nghiệp chế biến chưa nhiều, các vùng chuyên canh trồng nguyên liệu đang trong quá trình hình thành.
Kết cấu hạ tầng tuy đã được cố nhưng vẫn còn yếu và không đồng bộ, hệ thống giao thông chưa được nâng cấp và mở rộng, việc đi lại vận chuyển nguyên liệu hàng hoá, còn khó khăn chậm chạp. Giao thông hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
Sự phát triển kinh tế của các vùng không đồng đều do điều kiện địa lý và lợi thế so sánh từng vùng. Vùng miền núi với cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém còn tụt hậu khá xa so với vùng đồng bằng.
Áp lực giải quyết công ăn việc làm cho người dân rất lớn, hơn nữa phần lớn là lao động chưa qua đào tạo, chưa có tay nghề kỹ thuật.
Công nghiệp địa phương và tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm do chưa thu hút được đầu tư.
Phần lớn các doanh nghiệp đang gặp khó khăn do trình độ công nghệ và trang thiết bị lạc hậu, khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường thấp, chưa có những đối tác lâu năm.