Thị trường tiêu thụ:

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng thế mạnh ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 26 - 28)

Mặc dù dân số trong toàn tỉnh không cao nhưng trong những năm qua với các dự án đấu tư vào tỉnh đã tạo điều kiện hình thành các trung tâm công nghiệp lớn như: Công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy ( với 4 nhà máy đang đi vào hoạt động Honda, Toyota, Daewoo, Piaggio và nhiều nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng), trung tâm vật liệu xây dựng lớn ( tập đoàn gạch Vĩnh Phúc, Prime group…) và hiện nay đang từng bước hình thành trung tâm sản phẩm viễn thông công nghệ cao..

- Có thể thấy giá trị sản xuất công nghiệp do các dự án đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước hàng năm tạo ra chiếm trên 90% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Thu ngân sách từ các dự án FDI chiếm trên 80% tổng thu ngân sách toàn tình, Các sản phẩm truyền thống như gạch, ngói, vật liệu xây dựng, gạch ốp lát sản phẩm cơ khí phục vụ công nghiệp như ô tô, xe máy, linh kiện điện tử… của các doanh

nghiệp FDI như: công ty Toyota Việt Nam, công ty Honda,công ty Nisin… và các doanh nghiệp DDI như tập đoàn gạch Vĩnh Phúc, công ty ống thép Việt Đức, công ty cổ phần gạch men Thăng Long… luôn tăng trưởng ổn định trong thời gian qua chứng tỏ chúng đã chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu dung trong nước. bên cạnh đó mặt hàng xuất khẩu cũng tăng dần

- Kim ngạch xuất khẩu : do các dự án FDI tạo ra hàng năm chiếm trên 85% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, thu ngân sách hàng năm từ các dự án FDI chiếm trên 80% tổng thu ngân sách hàng năm của tỉnh.

Bảng 1.4: Giá trị xuất khẩu theo nhóm hàng CN

Đơn vị : triệu USD

Năm

Giá trị xuất khẩu phân theo nhóm hàng 2005 2006 2007 2008 Hàng CN nặng và khoáng sản 63,139 71,279 89,964 102,504 Hàng CN nhẹ và TTCN 99,331 135,633 171,315 194,203 Hàng nông sản 5,974 7,716 9,834 15,276 Hàng lâm sản 0,977 1,650 2,484 3,365

Tổng giá trị xuất khẩu 169,421 216,278 273,594 315,348

Nguồn: Niên giám thống kê 2008

- Kim ngạch xuất khẩu tăng dần cũng chứng tỏ các mặt hàng xuất khẩu này đã đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và làm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của các đối tác trên thế giới.

2.5.Vốn đầu tư và trình độ KHCN:

2.5.1. Vốn:

Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh liên tục tăng trong thời gian vừa qua đặc biệt là từ khu vực nước ngoài, tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho ngành công nghiệp tỉnh: Tổng số vốn huy động trên địa bàn liên tục tăng qua các năm, ước đến năm 2010 đạt khoảng 12.500 tỷ đồng tăng trên 3,3 lần so với năm 2005, đưa tổng vốn huy động trong 5 năm (2006 - 2010) lên 46.145 tỷ đồng, vượt mục tiêu đề ra (Mục tiêu đề ra bao gồm cả huyện Mê Linh, nếu trong 2 năm 2006, 2007 tính cả Mê Linh, tổng vốn

đầu tư phát triển giai đoạn 2006-2010 là 52,7 nghìn tỷ - đạt mục tiêu đề ra từ 50-55 nghìn tỷ), trong đó:

- Vốn ngân sách nhà nước: 12.592 tỷ đồng;

- Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước: 100 tỷ đồng; - Vốn đầu tư của DNNN: 114 tỷ đồng;

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 12.270 tỷ đồng; - Vốn đầu tư của TW trên địa bàn: 9.524 tỷ đồng;

- Vốn dân cư và doanh nghiệp dân doanh: 11.545 tỷ đồng;

Bảng 1.5: Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp trong nước

Đơn vị: Triệu đồng

2000 2005 2008

Tổng vốn đầu tư 3.127.377 5.498.641

Tổng vốn đầu tư ngành CN 378.379 1.375.524 1.510.570 - Các ngành công nghiệp 364.889 1.310.128 1.414.096 - CN phân phối điện nước 13.490 65.396 96.474

Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2008

Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp liên tục tăng trong những năm vừa qua để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành, trong những năm gần đây vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm ~30% tổng vốn đầu tư, trong đó chủ yếu vào đầu tư phát triển các chuyên ngành CN và khoảng 2% vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu CN phân phối điện nước.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng thế mạnh ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 26 - 28)