4.2.1. TV do bệnh tim mạch qua các năm từ 2005 đến 2008:
Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch có chiều hướng tăng qua các năm ở cả nam và nữ (thể hiện ở biểu đồ 4). Cụ thể : Ở nam giới tỷ lệ TV do bệnh tim mạch năm 2005 & 2006 là 85,11/100.000 dân, 2007 tăng là 97,43/100.000 dân và đến năm 2008 thì đã tăng lên là 112,36/100.000 dân; Ở nữ giới: tỷ lệ TV do
bệnh tim mạch năm 2005 & 2006 là 76,19/100.000 dân, 2007 tăng 80,77/100.000 dân và năm 2008 tăng cao hơn hẳn 102,17/100.000 dân.
TV do bệnh tim mạch ngày càng tăng là do điều kiện vật chất tăng cao, hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, ăn uống không hợp lý, ít hoạt động thể lực dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, ĐTĐ, tăng cholesterol máu gây xơ vữa động mạch, THA, từ đó dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ngày càng cao, mặt khác mặc dù có điều kiện vật chất đầy đủ nhưng người dân vẫn chưa có ý thức khám chữa bệnh định kỳ để phát hiện bệnh sớm, hoặc do cơ sở vật chất khám chữa bệnh còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Do vậy, tỷ lệ TV do bệnh tim mạch ngày càng tăng cao.
4.2.2. TV do bệnh tim mạch theo nhóm tuổi:
Tại tỉnh Bắc Ninh, tỷ lệ TV do bệnh tim mạch tăng dần theo nhóm tuổi, chiếm tỷ lệ cao ở nhóm tuổi trên 70 tuổi, trong 3.690 trường hợp TV do bệnh tim mạch của cả tỉnh Bắc Ninh, số TV ở độ tuổi trên 70 tuổi là 1.579 chiếm 68,56%. Nhóm tuổi 70 – 79 có 1.104 trường hợp TV do bệnh tim mạch chiếm 29,92% trong tổng số các trường hợp TV do bệnh tim mạch. Nhóm tuổi 80+ có 1.426 trường hợp TV do bệnh tim mạch chiếm 38,64%. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây [9], [13], [17]. Sở dĩ có điều này là do tuổi càng cao, số người mắc bệnh cholesterol máu cao, THA, xơ vữa động mạch ngày càng nhiều dẫn đến TV do NMCT, TBMMN tăng lên theo tuổi.
Ở nam giới, TV do bệnh tim mạch ở nhóm tuổi 70 – 79 tuổi (chiếm 33,06%) cao hơn nhóm tuổi 80+ (chiếm 25,68%). Mặc dù theo nghiên cứu ở trên xu hướng TV do bệnh tim mạch tăng dần theo tuổi. Sở dĩ có điều này là do số nam có tuổi 80+ có cỡ mẫu nhỏ hơn nhiều so với số nam ở độ tuổi 70 - 79 (hay nói cách khác tuổi thọ của nam giới chủ yếu ở độ tuổi 70 - 79, có ít người nam thọ 80+).
Ta thấy, ở nhóm tuổi 80+, tỷ lệ nữ TV do bệnh tim mạch cao hơn nam giới, mặc dù theo nghiên cứu ở trên thì số nam TV do bệnh tim mạch của tỉnh cao hơn nữ. Có điều này là do nữ giới có tuổi thọ trung bình cao hơn nam, số nữ giới ở nhóm tuổi 80+ chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới.
Nhìn vào bảng 3.14 và 3.15, dễ thấy ở nhóm tuổi 70 - 79 và nhóm tuổi 80+ tỷ lệ TV/100.000 dân tăng dần qua các năm. Sở dĩ có điều này là do càng ngày số người già mắc các bệnh béo phì, THA, ĐTĐ, xơ vữa động mạch ngày càng nhiều dẫn đến số người già mắc bệnh tim mạch như : NMCT, TBMMN, suy tim, tâm phế mãn… ngày càng tăng làm cho số người già TV do bệnh tim mạch ngày càng nhiều.
4.3. Hạn chế của đề tài:
Do điều kiện nguồn nhân lực, thời gian, kinh phí và là nghiên cứu hồi cứu các tư liệu sẵn có và mới thu thập số liệu ở một nguồn là sổ ghi chép YTCS nên số liệu có thể không đầy đủ, nguyên nhân có thể ghi không đầy đủ hoặc không chính xác và kết quả chỉ mang tính chất mô tả. Lý do:
- Không phải lúc nào, ở đâu và bất cứ ai ốm cũng đều đến Trạm Y tế xã để cấp cứu trước khi chết.
- Không phải trường hợp chết nào trong xã cũng được ghi nhận và công tác ghi chép nguyên nhân TV không được quan tâm thường xuyên và nhiều khi còn chỉ ghi các trường hợp chết tại cở sở y tế. Các trường hợp được ghi vào sổ ghi chép của YTCS còn qua loa, không điền đầy đủ các thông tin, nguyên nhân không ghi hoặc ghi chết ốm, chết bệnh, chết già…
- Nghiên cứu này mới chỉ đánh giá kết quả ghi chép nguyên nhân TV do bệnh tim mạch trong 4 năm theo báo cáo của Trạm Y tế xã, số liệu TV do bệnh tim mạch có thể thay đổi theo các năm nên số liệu này chưa thể đại diện cho tình hình TV tim mạch của toàn tỉnh Bắc Ninh.
KẾT LUẬN
5.1. Tỷ lệ TV do một số bệnh tim mạch trong cộng đồng tỉnh Bắc Ninh,2005 - 2008: 2005 - 2008:
TV do bệnh tim mạch tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2008 có tỷ lệ cao và do nhiều nguyên nhân:
- Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch/100.000 dân của tỉnh Bắc Ninh trong 4 năm là 89,46/100.000 dân, chiếm 21,96% tỷ lệ TV của cả tỉnh. TV do bệnh tim mạch ở nam là 95,2/100.000 dân (52,14%) cao hơn ở nữ là 83,95/100.000 dân (47,86%). - Bệnh mạch não có tỷ lệ TV cao nhất (61,84%); thứ 2 là bệnh tim do phổi và bệnh tuần hoàn (16,10%); thứ 3 là thể bệnh tim khác (11,41%); thứ 4 là BTTMCB (4,93%); thấp nhất là các rối loạn khác và không xác định của hệ tuần hoàn (0,03%) và bệnh TM, mạch bạch huyết và hạch bạch huyết (0,05%).
- Tỷ lệ TV do bệnh tim mạch/100.000 dân cao nhất là huyện Gia Bình 158,35/100.000 dân, thứ 2 là huyện Lương Tài 121,93/100.000 dân, thứ 3 là huyện Quế Võ 102,24/100.000 dân, thấp nhất là huyện Yên Phong 56,49/100.000 dân và huyện Từ Sơn 64,07/100.000 dân.
5.2. Chiều hướng TV do bệnh tim mạch trong giai đoạn 4 năm 2005 - 2008:
Nhìn chung, chiều hướng TV do bệnh tim mạch tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2008 là tăng dần theo nhóm tuổi và tăng dần qua các năm có ý nghĩa thống kê:
+ Nguy cơ TV do bệnh tim mạch năm 2007 cao hơn năm 2005 & 2006 với OR = 1,14 (khoảng tin cậy 95% từ 1,04 – 1,25).
+ Nguy cơ TV do bệnh tim mạch năm 2008 cao hơn năm 2005 & 2006 với OR = 1,35 (khoảng tin cậy 95% từ 1,23 – 1,47).
KHUYẾN NGHỊ
1. Trước mắt, để giảm thiểu tỷ lệ TV do bệnh tim mạch trong cộng đồng tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt là giảm tỷ lệ TV do 4 nhóm nguyên nhân cao nhất cần tăng cường các dịch vụ khám chữa bệnh ưu tiên cho 4 nhóm nguyên nhân này (TBMMN, Tâm phế mãn, suy tim, Nhồi máu cơ tim). Thực hiện đồng bộ các chương trình phòng chống bệnh tim mạch.
2. Thực hiện các chế độ ăn uống hợp lý: đủ chất, giàu vitamin và chất xơ, giảm cholesterol máu, đường máu; không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia; có chế độ tập luyên thể dục thể thao đều đặn, phù hợp với lứa tuổi, tránh làm việc căng thẳng, quá sức…nhằm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch.
3. Cần tiếp tục nghiên cứu để có mô hình TV do bệnh tim mạch và chiều hướng TV của một số bệnh tim mạch cho tỉnh Bắc Ninh bằng nghiên cứu hộ gia đình rộng rãi hơn để đánh giá chính xác tình hình TV và bệnh tật của một cộng đồng. Mặt khác, cần nghiên cứu tính chuẩn xác của sổ A6/YTCS.
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...2
1.1. Lịch sử thăm dò tim mạch:...2
1.2. Bệnh tật và TV tim mạch trong và ngoài nước:...3
1.3. Các bệnh tim mạch gây TV cao nhất:...5
1.3.1. Bệnh tai biến mạch máu não:...5
1.3.2. Bệnh nhồi máu cơ tim:...6
1.3.3. Suy tim:...8
1.3.5. Thấp tim và các bệnh tim do thấp:...10
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...12
2.1. Địa điểm nghiên cứu:...12
2.2. Đối tượng nghiên cứu:...12
2.3. Phương pháp nghiên cứu:...13
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu chung:...13
2.3.2. Cỡ mẫu:...13
2.3.3. Chỉ số nghiên cứu và công cụ, kỹ thuật thu thập thông tin:...13
2.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu:...15
2.5. Thời gian nghiên cứu:...19
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu:...19
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...20
3.1. Tình hình TV do bệnh tim mạch tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 – 2008 so với các nguyên nhân khác:...20
3.2. Tình hình TV tim mạch tại từng huyện/thị/thành phố của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2008:...22
3.3. Chiều hướng TV do bệnh tim mạch tại tỉnh Bắc Ninh từ năm 2005 đến năm 2008:...35
Chương 4: BÀN LUẬN...42
4.1. Bàn luận về tỷ lệ TV do một số bệnh tim mạch trong cộng đồng tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2008:...42
4.1.1. Tình hình TV chung của tỉnh Bắc Ninh...42
4.1.2. TV do bệnh tim mạch so với nguyên nhân khác:...43
4.1.4. TV do bệnh tim mạch theo giới:...46
4.2. Chiều hướng TV do bệnh tim mạch trong giai đoạn 4 năm 2005 - 2008: ...46
4.2.1. TV do bệnh tim mạch qua các năm từ 2005 đến 2008:...46
4.2.2. TV do bệnh tim mạch theo nhóm tuổi:...47
KẾT LUẬN...49
5.1. Tỷ lệ TV do một số bệnh tim mạch trong cộng đồng tỉnh Bắc Ninh, 2005 - 2008:...49
5.2. Chiều hướng TV do bệnh tim mạch trong giai đoạn 4 năm 2005 - 2008: ...49