TV do bệnh tim mạch so với nguyên nhân khác:

Một phần của tài liệu phân tích chiều hướng tv do bệnh tim mạch trong giai đoạn 4 năm 2005 – 2008 (Trang 43 - 46)

Trong các nhóm nguyên nhân gây TV, tại tỉnh Bắc Ninh bệnh tim mạch là bệnh có tỷ lệ TV cao thứ 3 (89,46/100.000 dân), đứng sau nhóm các triệu chứng, dấu hiệu và biểu hiện lâm sàng bất thường (101,56/100.000 dân) và nhóm bệnh khối u và ung thư (92,91/100.000 dân). Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi không giống với tình hình thế giới: theo tổ chức WHO, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây TV hàng đầu trên thế giới. Mỗi năm, bệnh tim mạch gây ra hơn 17,5 triệu cái chết và dự đoán sẽ có khoảng 25 triệu người bị bệnh tim mạch TV vào năm 2020. Trong đó có 7,6 triệu trường hợp là do bệnh tim mạch vành và 5,7 triệu ca là do bị đột quỵ [8]. Cũng theo tổ chức WHO, cứ 2 giây có 1 người chết vì bệnh tim mạch. Cứ 5 giây thì có 1 trường hợp NMCT và 6 giây thì có một trường hợp đột quỵ [8]. Có sự khác biệt này theo tôi nghĩ là do nghiên cứu này chúng tôi thực hiện trong cộng đồng nên quá trình xác định nguyên nhân TV có thể có những sai xót hoặc ghi không rõ ràng, ví dụ có những trường hợp bệnh nhân chết không rõ nguyên nhân, ốm chết, chết già, suy nhược cơ thể chúng tôi xếp vào nhóm các triệu chứng, dấu hiệu và biểu hiện lâm sàng bất thường nên làm cho số người TV trong nhóm này tăng lên khá nhiều. Hơn nữa, cũng có thể có những trường hợp TV do bệnh tim mạch nhưng người ghi chép nguyên nhân TV không xác định được là TV do nguyên nhân gì và ghi nguyên nhân TV không rõ ràng, ghi chết già, chết bệnh, ốm chết… làm cho số TV do bệnh tim mạch bị giảm đi so với thực tế. Đây chính là điểm hạn chế của công trình nghiên cứu của chúng tôi. Do vậy, khi xếp loại chúng tôi sẽ không đề cập đến nhóm TV do các triệu chứng,

dấu hiệu và biểu hiện lâm sàng bất thường. Như vậy, tại Bắc Ninh, bệnh tim mạch là bệnh có tỷ lệ TV cao thứ 2, chỉ sau nhóm khối u, ung thư. Mặt khác, so với các nhóm nguyên nhân khác như: bệnh về tai (0,05/100.000 dân), bệnh cơ – xương – khớp (0,97/100.000 dân), bệnh hệ hô hấp (17,35/100.000 dân), bệnh hệ thần kinh (3,08/100.000 dân), sự chênh lệch về tỷ lệ TV giữa bệnh tim mạch và các nguyên nhân khác là rất lớn, bệnh tim mạch có tỷ lệ TV cao hơn hẳn. Sở dĩ có điều này là do trong cuộc sống hiện đại, con người có những thói quen và bệnh tật có nguy cơ cao dẫn đến bệnh tim mạch như: hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, chế độ ăn uống không hợp lý, ít hoạt động thể lực, béo phì, cholesterol máu cao, stress, ĐTĐ…

Như chúng ta đã biết 2/3 người mắc ĐTĐ TV do bệnh tim mạch như NMCT, TBMMN, suy tim... [6]. THA là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ. THA kinh diễn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến TBMMN, NMCT, suy tim... Tỷ lệ THA ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 1,5 - 3 lần so với nhóm không bị ĐTĐ. Đối với ĐTĐ týp 1, THA xảy ra sau nhiều năm. Đối với bệnh nhân ĐTĐ týp 2, THA là vấn đề thường gặp, sẽ nghiêm trọng hơn về huyết áp nếu người bệnh có biến chứng ở thận. ĐTĐ làm cho quá trình xơ vữa động mạch diễn ra nhanh hơn ở người bình thường, do vậy hiện tượng những cục huyết khối hình thành trong lòng ĐM hay các mảng xơ vữa làm bít tắc lòng ĐM là nguyên nhân làm cho máu, ôxy không đến nuôi dưỡng được vùng mạch máu đó cung cấp. Đây không chỉ là lý do dẫn đến tắc mạch máu não, phình vỡ mạch máu não mà còn gây ra đau thắt ngực và NMCT [8]. Khoảng 40% bệnh nhân mắc ĐTĐ có kèm theo tăng cholesterol máu, có lượng cholesterol trong máu vượt quá khả năng cho phép, nhất là cholesterol có hại làm cho quá trình xơ vữa động mạch càng trở nên trầm trọng hơn, nguy cơ TBMMN, NMCT càng cao. Điều quan trọng là các yếu tố này thường xuất

hiện đồng thời ở bệnh nhân ĐTĐ, do vậy nguy cơ tai biến là rất lớn nếu không được kiểm soát và điều trị bệnh đúng đắn [16].

4.1.3. TV do bệnh tim mạch theo nguyên nhân:

Theo ICD – 10, bệnh tuần hoàn (bệnh tim mạch) được chia thành các nhóm bệnh: thấp khớp cấp; bệnh tim mãn tính do thấp; bệnh THA; BTTMCB; bệnh tim do phổi và bệnh tuần hoàn phổi; thể bệnh tim khác; bệnh mạch não; bệnh ĐM, tiểu ĐM và mao mạch; bệnh TM, mạch bạch huyết và hạch bạch huyết; bệnh tim mạch không xác định nhóm nào.

Trong số các nguyên nhân gây TV tim mạch của cả tỉnh, bệnh mạch não chiếm tỷ lệ cao nhất là 55,33/100.000 dân (chiếm 61,84%), cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ TV của các nguyên nhân khác, đứng thứ 2 là bệnh tim do phổi và bệnh tuần hoàn phổi 14,4/100.000 dân (chiếm 16,1%), thứ 3 là các thể bệnh tim khác 10,21/100.000 dân (chiếm 11,41%), thứ 4 là BTTMCB 4,41/100.000 dân (chiếm 4,93%), thấp nhất là các rối loạn khác và không xác định của hệ tuần hoàn 0,02/100.000 dân (chiếm 0,03%). ). Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi giống với thống kê của Bộ Y Tế về tỷ lệ tử vong tại sáu bệnh viện lớn tại Hà Nội cho thấy TBMN lại là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng đầu. Tuy nhiên, kết quả này khác với nghiên cứu trước đây của Hoàng Thị Quý và Nguyễn Tiến Hải: theo nghiên cứu của Hoàng Thị Quý tại Bệnh viện Trung ương Huế thì TV do bệnh TBMMN có tỷ lệ cao nhất (45,41%), thứ 2 là bệnh van tim do thấp (33,94%), thứ 3 là BTTMCB (5,5%) [9]; còn theo nghiên cứu của Nguyễn Tiến Hải tại Viện tim mạch Việt Nam thì nguyên nhân gây TV cao nhất là bệnh van tim do thấp (32,37%), thứ 2 là BTTMCB (18,84%), thứ 3 mới là bệnh mạch não (15,46%) [13]. Có sự khác biệt này theo tôi là do các nghiên cứu trước đây thực hiện tại bệnh viện còn nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trong cộng đồng. Do vậy, các trường hợp thấp tim, NMCT thường được phát hiện sớm và đưa vào viện điều trị nên nếu

bệnh nhân TV thì TV trong bệnh viện, do vậy tỷ lệ TV của thấp tim, NMCT trong viện là cao, còn các trường hợp TBMMN thường xảy ra đột ngột, nhiều trường hợp chết ngay không kịp đưa đi bệnh viện nên TV trong cộng đồng cao. Một lý do khác làm cho kết quả của chúng tôi khác với các nghiên cứu khác là có thể là do người ghi chép nguyên nhân TV, khi thấy 1 người chết đột tử thì thường ghi nguyên nhân TV là TBMMN mà không ghi là NMCT, trong khi theo nghiên cứu trên thế giới thì 2 căn bệnh hay gây chết đột tử là TBMMN và NMCT, điều này cũng làm cho tỷ lệ TV do TBMMN trong cộng đồng tăng lên khá nhiều và tỷ lệ TV do NMCT trong cộng đồng giảm đi đáng kể.

Một phần của tài liệu phân tích chiều hướng tv do bệnh tim mạch trong giai đoạn 4 năm 2005 – 2008 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w