Công tác sử dụng vốn

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh - chi nhánh hải đăng (Trang 41 - 46)

3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

2.2.1.2Công tác sử dụng vốn

Ngân hàng HD CNHĐ cũng như các NHTM khác cũng rất chú trọng tới công tác sử dụng vốn. Như chúng ta đã biết huy động vốn và sử dụng vốn là 2 mặt của quá trình hoạt động chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng. Với phương châm “đi vay để cho vay” ngân hàng tiến hành song song hoạt huy động vốn và phân phối, sử dụng vốn nguồn vốn đó. Do hoạt động sử dụng vốn là khâu tiếp nối của hoạt động tạo vốn, là khâu cuối cùng quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nên ngân hàng HD CNHĐ đã và đang đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa là đòn bẩy kích thích công tác huy động vốn.

Không chỉ chú trọng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, tăng quy mô vay và cho vay; bên cạnh đó ngân hàng còn luôn chú ý phát triển tín dụng đối với mọi thành phần kinh tế theo một nguyên tắc kinh doanh hiệu quả vài an toàn vốn vay. Chính vì vậy tuy mới ra hoạt động không lâu ngân hàng HD CNHĐ đã không ngừng đóng góp cho nền kinh tế, tạo điều kiện phát triển sản xuất, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Trong năm 2013, ngân hàng HD CNHĐ đã thực hiện công tác rà soát, kiểm tra lại 100% hồ sơ vay vốn để bổ xung những thiếu sót. Các khoản vay được thực hiện theo đúng chế độ quy trình nghiệp vụ, đảm bảo các món vay đều được kiểm tra và giám sát trong quá trình vay, thực hiện tốt thể chế về tài sản thế chấp. Thành quả đạt được của ngân hàng trong năm 2013 là không tồn đọng nợ xấu và quy mô tín dụng tăng mạnh.

Bảng 2: Cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn tín dụng của ngân hàng HD CNHĐ ( Giai đoạn 2011-2013)

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 - 2011 2013 - 2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 91.381,57 65,99 146.152,58 69,11 308.917,92 70,16 54.771,02 59,94 3,12 162.765,33 111,37 1,05 Trung hạn 29.024,97 20,96 44.875,67 21,22 96.734,99 21,97 15.850,71 54,61 0,26 51.859,31 115,56 0,75 Dài hạn 18.071,37 13,05 20.449,94 9,67 34.652,00 7,87 2.378,58 13,16 -3,38 18.967,30 92,75 -1,8 Tổng 138.477,9 100 211.478,2 100 440.304,9 100 73.000,3 52,72 0,00 228.826,7 108,2 0,00

* Nhận xét:

Qua bảng số liệu cho ta thấy tổng dư nợ cho vay của các năm đều tăng. Dư nợ cho vay năm 2012 là 211.478,2 triệu đồng tăng 73.000,30 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 dư nợ tiếp tục tăng mạnh là 228.826,7 triệu đồng. Nếu như tỷ lệ dư nợ năm 2012 so với năm 2011 tăng trưởng 52,72% thì năm 2013 tỷ lệ này là 108% So với năm 2012. Đây là một tốc độ tăng trưởng về quy mô dư nợ mạnh và nhanh.

Trong tổng dư nợ thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 65%. Về giá trị thì dư nợ năm 2012 tăng 54.771,02 triệu dồng, tỷ lệ tăng trưởng là 59,94% so với năm 2011. Năm 2013 so với năm 2012 thì dư nợ ngắn hạn tăng 162.765,33 triệu đồng.

Đối với dư nợ trung hạn thì giá trị năm 2011 là 29.024,97 triệu đồng (≈20,96%); năm 2012 là 44.875,67 triệu đồng (≈21,22%) tăng 15.850,71 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 thì dư nợ trung hạn là 96.734,99 triệu đồng, tăng 51.859,31 triệu đồng so với năm 2012.

Các khoản vay dài hạn có xu hướng tăng về giá trị dư nợ nhưng tỷ trọng của nguồn dư nợ giảm. Năm 2012 giá trị dư nợ dài hạn tăng 2.378,58 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 tăng 18.967,30 triệu đồng so với năm 2012.Đây là một dấu hiệu tốt giúp cho ngân hàng tăng thu nhập với lãi suất cao.

Giá trị của các dư nợ ngắn hạn, trung dài hạn tăng song tỷ trọng trong tổng dư nợ có sự biến dộng như sau: năm 2012 so với năm 2011 thì dư nợ ngắn hạn có tỷ trọng tăng 3,12%; dư nợ trung hạn tăng 0,26% và dư nợ trung hạn giảm 3,38%. Năm 2013 so với năm 2012 thì dư nợ ngắn hạn và trung hạn có tỷ trọng tăng lần lượt là 1,05%; 0,75%; dư nợ dài hạn tiếp tục có tỷ trọng giảm xuống 1,8%. Từ đó có thể thấy chính sách cho vay trong từng thời kỳ của ngân hàng là khác nhau sao cho đảm bảo và phù hợp với tình hình tài chính của ngân hàng tại từng thời điểm. Ngoài việc triển khai các sản phẩm tín dụng theo nhu cầu của khách hàng, việc cân đối thời hạn giữa vốn huy động và dư nợ tín dụng luôn được HDBank chú trọng, nhằm đảm bảo sự an toàn và tính thanh khoản trong hoạt động kinh doanh.

Chi nhánh rất coi trọng công tác an toàn tín dụng và tôn trọng pháp luật nên ngân hàng rất thận trọng khi đầu tư. Ngân hàng đã tập trung vốn giúp các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả đồng thời theo dõi và nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị nên phần lớn vốn của ngân hàng HD CNĐ đều đem lại hiệu quả và việc phát sinh nợ quá hạn chỉ là tạm thời do đặc thù vốn đầu tư xây dựng cơ bản là thanh toán chậm.

Bảng 3: Cơ cấu dƣ nợ theo chất lƣợng tín dụng của ngân hàng HD CNHĐ (Giai đoạn 2011-2013) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012- 2011 2013- 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Nợ đủ tiêu chuẩn 127.264,5 91,9 194.159,2 91,81 440.304,9 100 66.894,7 52,56 -0,09 246.145,7 126,8 8,19 Nợ cần chú ý 8.997,7 6,5 15.415,70 7,29 0 0 6.418,0 71,33 0,79 -15.415,7 -100 -7,29 Nợ dưới tiêu chuẩn 2.215,7 1,60 1.903,30 0,90 0 0 -312,4 -14,1 -0,7 -1.903,3 -100 -0,90 Nợ nghi ngờ 0 0 0 0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 Nợ có khả năng mất vốn 0 0 0 0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 Tổng dƣ nợ 138.477,9 100 211.478,2 100 440.304,9 100 73.000,3 52,72 0,00 228.826,7 108,2 0,00 Nợ quá hạn 11.213,4 0,08 17.319,0 0,08 0,00 0,00 6.105,6 54,45 0,09 -17.319, -100 -8,19 Nợ xấu 2.215,7 0,02 1.903,3 0,01 0,00 0,00 -312,40 -14,1 -0,70 -1.903,3 -100 -0,90

* Nhận xét:

Tuy phải đương đầu với những khó khăn của nền kinh tế và các chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nhưng tăng trưởng tín dụng và phát triển khách hàng của HDBank CNHĐ trong 3 năm vừa qua vẫn phát triển mạnh mẽ. Cụ thể, dư nợ tín dụng năm 2013 (440.304,9 triệu đồng) tăng trên 2 lần so với năm 2012 (211.478,2 triệu đồng). Tình hình kinh tế cũng không bớt khó khăn nhưng với những nỗ lực trong việc phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Song song với việc phát triển tín dụng, chất lượng và an toàn tín dụng vẫn là tiêu chí hàng đầu trong hoạt động tín dụng tại HDBank CNHĐ. Tính đến cuối năm 2011, tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn của HDBank CNHĐ vẫn được duy trì ở mức an toàn (≈98,4% tổng dư nợ) cụ thể nợ đủ tiêu chuẩn là 127.264,5 triệu đồng, nợ cần chú ý là 8.997,7 triệu đồng. Đối với nợ xấu thì chỉ có 1 khoản là nợ dưới tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng 1,6% tổng dư nợ tương đương 2.215,7 triệu đồng. Năm 2012, các khoản nợ ở mức an toàn tăng lên 99,1% và các khoản nợ xấu giảm còn 0,9%. Đến năm 2013 thì không còn khoản nợ xấu tồn động và phát sinh nợ xấu mới; các khoản nợ đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng 100% tổng dư nợ ứng với số tiền thực là triệu đồng. Dư nợ tăng mạnh nhưng các khoản nợ xấu lại không còn chứng tỏ ngân hàng cho vay và kiểm soát các khoản nợ rất tốt.

Để có được kết quả như trên trước tiên phải kể đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh triệu đồng thời chi nhánh có một đội ngũ cán bộ tín dụng tận tuỵ, năng động, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, luôn bám sát các doanh nghiệp đảm bảo cho vay và thu nợ đúng hạn, sử dụng vốn đúng mục đích. Với sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của ban lãnh đạo, sự cố gắng của cán bộ tín dụng chắc chắn rằng công tác tín dụng của ngân hàng HD CNHĐ sẽ đạt được những kết quả tốt trong những năm tới.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh - chi nhánh hải đăng (Trang 41 - 46)