Công tác đấu thầu và quản lý hoạt động đấu thầu

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (Trang 27 - 29)

I. CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

7.Công tác đấu thầu và quản lý hoạt động đấu thầu

7.1. Một số nội dung chính của qui chế đấu thầu

Căn cứ qui chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 111/2006/NĐ- CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 58/2008/NĐ- CP ngày 05 tháng 05 năm 2008 của Chính phủ, Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung chủ yếu của qui chế đấu thầu như sau:

7.1.1. Đối tượng áp dụng

7.1.1.1. Các dự án có sử dụng vốn Ngân sách nhà nước, vốn tín dùng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp gồm:

- Các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lớn, nâng cấp các dự án đã đầu tư xây dựng.

- Các dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt và sản phẩm khoa học công nghệ mới.

- Các dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước để quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn.

7.1.1.2. Các dự án cần lựa chọn đối tác đầu tư để thực hiện( khi có 2 nhà đầu trở lên muốn tham gia).

- Các dự án liên doanh;

- Các dự án thực hiện theo hợp đồng hợp tác kinh doanh ; - Các dự án 100% vốn nước ngoài ;

- Các dự án BOT, BT, BTO;

- Các dự án khác cần lựa chọn đối tác đầu tư.

7.1.2. Sơ tuyển nhà thầu

- Các gói thầu có giá trị từ 300 tỉ đồng trở lên đối với mua sắm hàng hoá và từ 200 tỉ đồng trở lên đối với xây lắp phải tiến hành sơ tuyển, ngoài ra tuỳ theo tính chất các gói thầu có thể giá trị nhỏ hơnvẫn tiến hành sơ tuyển.

- Đối với các gói thầu mua sắm hàng hoá hoặc xây lắp chưa qua sơ tuyển, trong hồ sơ mời thầu yêu cầu các nhà thầu phải nộp đủ các tài liệu về năng lực, kinh nghiệm theo mẫu.

- Thời gian sơ tuyển kể từ khi phát hành hồ sơ mời sơ tuyển cho đến khi cho đến khi công bố kết quả đối với đấu thầu quốc tế không quá 90 ngày, đối với đấu thầu quốc tế không quá 60 ngày. Khuyến khích rút ngắn thời gian sơ tuyển.

7.1.3. Điều kiện tham dự thầu

- Trường hợp tổng công ty đứng tên dự thầu các đơn vị trực thuộc nhưng hoạch toán phụ thuộc không được phép dự thầu với tư cách là nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu dưới hình thức là nhà thầu chính ( liên doanh hoặc đơn phương).

- Các nhà thầu nước ngoài tham gia đầu thầu tại Việt Nam phải cam kết mua sắm và sử dụng các vật tư thiết bị phù hợp về chất lượng và giá cả đang sản xuất, gia công và hiện có tại Việt Nam theo quy định tại khoản 4 điều 10 của Quy chế đấu thầu, nếu trong nước không có khả năng sản xuất, gia công thì nhà thầu được chào từ nguồn nhập ngoại trên cơ sở đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý.

7.1.4. Trình tự đấu thầu

- Lập kế hoạch đấu thầu

- Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu - Bán hồ sơ mời thầu

- Thành lập tổ tư vấn

- Lập và phê duyệt thang điểm xét thầu. - Mở thầu

- Đánh giá hồ sơ dự thầu - Phê duyệt kết quả đấu thầu - Công bố kết quả đấu thầu

7.2. Kết quả đạt được công tác đấu thầu năm 2008

Bảng kết quả đấu thầu năm 2008 các dự án sử dụng vốn nhà nước các dự án liên doanh.

- Các gói thầu thực hiện đấu thầu đều đúng với Qui chế đấu thầu ban hành theo Nghị định 111/2006/ND-CPngày 29/9/2006 và Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 của chính phủ.

- Các công trình đưa vào sử dụng và khai thác đúng tiến độ - Bố trí kế hoạch tập vốn tập trung hơn.

- Quá trình cấp phát vốn thuận lợi và nhanh chóng hơn. - Tiết kiệm được vốn đầu tư.

- Nâng cao độ chính xác về công tác tư vấn. Một số kiến nghị: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sớm ban hành pháp lệnh đấu thầu:

- Giảm bớt các điều kiện để được đấu thầu hạn chế hoặc chỉ thầu, tăng cường đấu thầu rộng rãi.

- Các gói thầu xây lắp có giá trị <=2 tỷ đồng nên cho chỉ định thầu. - Các gói thầu tư vấn >=300 triệu đồng nên cho đấu thầu rộng rãi. - Tư cách pháp nhân của các nhà thầu phải được rộng rãi hơn.

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (Trang 27 - 29)