Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hấp thu một số kim loại nặng của cây sậy (Phragmites Autralis) trong môi trường đất khác nhau (Trang 44 - 46)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.4.2.Phương pháp bố trí thí nghiệm

2.4.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu nghiên cứu:

- Thí nghiệm được bố trí trên chậu vại: Chậu được sử dụng trong thí nghiệm có chiều cao 35 cm, đường kính 30 cm. Mỗi chậu chứa 6 kg đất, trồng 3 cây.

Mỗi thí nghiệm tương ứng với số kim loại nặng nghiên cứu tiến hành với 4 công thức với 3 lần nhắc lại/công thức (12 chậu). Tổng số kim loại nghiên cứu là 4 (As, Pb, Zn, Cd).

Tổng số chậu vại nghiên cứu: Tổng số chậu nghiên cứu là: 48 (chậu) . Cụ thể được bố trí như sau: 4 kim loại * 4 công thức * 3 lần nhắc lại/KL = 48 (chậu).

* Chuẩn bị đất: đất được lấy về tại lớp đất mặt ở khu vực nhà lưới trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Đất lấy về được đập nhỏ, hong khô trong không khí sau đó cho vào chậu với khối lượng là 6kg/1chậu. Mẫu đất

được kiểm tra một số tính chất lý, hoá, và thành phần, chỉ tiêu trong đất. Trước khi trồng sậy. đất được trộn hóa chất và ủ từ 7-10 ngày.

* Chuẩn bị cây sậy: Chọn những cây sậy khỏe mạnh từ trong khu vực trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Sậy được cắt bỏ phần ngọn, để thân dài khoảng 15-20 cm.

- Chuẩn bị một số nguyên liệu khác:

+ Phân NPK (100g*48 chậu = 4,8kg NPK).

+ Hóa chất: Chuẩn bị muối Zn(NO3)2, Na2HAsO4.7H2O, Pb(NO3)2, Cd(NO3)2.

+ Một số nguyên liệu phụ khác.

2.4.2.2. Bố trí thí nghiệm

Bố trí thí nghiệm theo dõi khả năng sinh trưởng, sinh khối và khả năng hút Cd, Zn, Pb và As của cây Sậy:

+ Thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng và hút Pb của cây Sậy

Gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại. Bố trí trên chậu nhựa chứa 6 kg đất bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên.

Công thức 1: Đất không bị ô nhiễm Pb - Công thức đối chứng (ĐC) Công thức 2: Đất nhiễm Pb: Nền + 500 ppm

Công thức 3: Đất nhiễm Pb: Nền + 1000 ppm Công thức 4: Đất nhiễm Pb: Nền + 2000 ppm

+ Thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng và hút As của cây Sậy Gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại. Bố trí trên chậu nhựa chứa 6 kg đất bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên.

Công thức 1: Đất không bị ô nhiễm As (ĐC) Công thức 2: Đất nhiễm As: Nền + 70 ppm Công thức 3: Đất nhiễm As: Nền + 140 ppm Công thức 4: Đất nhiễm As: Nền + 210 ppm

Gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại. Bố trí trên chậu nhựa chứa 6 kg đất bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên.

Công thức 1: Đất không bị ô nhiễm Cd (ĐC) Công thức 2: Đất nhiễm Cd: Nền + 20 ppm Công thức 3: Đất nhiễm Cd: Nền + 40 ppm Công thức 4: Đất nhiễm Cd: Nền + 60 ppm

+ Thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng và hút Zn của cây Sậy Gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại. Bố trí trên chậu nhựa chứa 6 kg đất bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên.

Công thức 1: Đất không bị ô nhiễm Zn (ĐC) Công thức 2: Đất nhiễm Zn: Nền + 1000 ppm Công thức 3: Đất nhiễm Zn: Nền + 2000 ppm Công thức 4: Đất nhiễm Zn: Nền + 3000 ppm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hấp thu một số kim loại nặng của cây sậy (Phragmites Autralis) trong môi trường đất khác nhau (Trang 44 - 46)