Khả năng hấp thụ KLN của cây sậy trong các môi trường đất với nồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hấp thu một số kim loại nặng của cây sậy (Phragmites Autralis) trong môi trường đất khác nhau (Trang 60 - 66)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.3. Khả năng hấp thụ KLN của cây sậy trong các môi trường đất với nồng

nồng độ KLN khác nhau

Để đánh giá khả năng hấp thụ KLN của cây sậy, tôi tiến hành phân tích hàm lượng các KLN tích lũy ở thân, lá và ở rễ sậy. Kết quả phân tích sau 4 tháng thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.6 sau:

Bảng 3.6: Hàm lượng KLN tích lũy ở thân + lá và rễ của cây sậy sau 4 tháng thí nghiệm

Sự tích lũy KLN của cây sậy Trong thân+lá (ppm) Trong rễ (ppm) Kim loại nặng Hàm lượng KLN trong đất M ± SD M ± SD Tỷ lệ KLN (thân+lá)/rễ (%) CT1 31,6±3,08a 43,32±4,62a 72,95 CT2 124,55±1,74b 172,07±10,24b 72,38 CT3 134,76±9,49c 197,07±12,00c 68,38 CT4 185,10±0,83d 270,20±5,84d 68,50 Zn LSD0,05 14,86 20,12 CT1 0,1±0,033a 0,25±0,068a 40 CT2 1,03±0,059b 3,35±0,194b 30,75 CT3 1,43±0,048c 4,64±0,156c 30,82 CT4 1,68±0,13d 5,47±0,422d 30,71 Cd LSD0,05 0,18 0,57 CT1 1,28±0,21a 7,38±0,41a 17,34 CT2 3,82±0,15b 7,75±0,58b 49,3 CT3 4,01±0,02c 8,62±0,22c 46,5 CT4 4,43±0,39d 9,22±0,17d 48,05 As LSD0,05 0,54 0,89 CT1 0,26±0,03a 0,75±0,02a 34,67 CT2 10,67±0,34b 34,16±1,33b 31,24 CT3 31,49±2,01c 73,64±2,61c 42,76 CT4 43,94±2,19d 71,49±5,18d 61,46 Pb LSD0,05 3,45 6,86

Nguồn: Số liệu phân tích 2012

Từ bảng số liệu trên ta thấy: Ngoài khả năng sinh trưởng và phát triển trong môi trường đất có nhiễm các kim loại nặng thì cây sậy còn có khả năng tích lũy các kim loại nặng đó vào trong từng bộ phận của cây. Ở mỗi điều kiện môi trường đất có hàm lượng KLN khác nhau thì nồng độ các KLN trong từng bộ phận cây sậy cũng khác nhau. Khả năng tích lũy đối với từng KLN của cây sậy được trình bày như sau:

* Khả năng hấp thụ Zn trong đất của cây sậy:

Hình 3.9: Hàm lượng Zn tích lũy ở thân+lá và rễ của cây sậy sau 4 tháng nghiên cứu

Nhận xét:

- Số liệu phân tích ở bảng 3.6 và hình 3.9 trên cho thấy ở tất cả các công thức với nồng độ Zn trong đất dao động từ 77,25 - 3077,25ppm, hàm lượng Zn tích lũy trong rễ đều cao hơn trong thân và lá, cụ thể:

+ CT1 (77,25ppm) hàm lượng Zn tích lũy ở thân+lá là 31,6 ppm, trong khi đó hàm lượng tích lũy Zn ở rễ là 43,32 ppm. Tỷ lệ tích lũy Zn ở (thân+lá)/ rễ bằng 72,95%.

+ CT2 (1077,25ppm) hàm lượng Zn tích lũy ở thân+lá là 124,55 ppm, trong khi đó hàm lượng tích lũy Zn ở rễ là 172,07 ppm. Tỷ lệ tích lũy Zn ở (thân+lá)/ rễ bằng 72,38%.

+ CT3 (2077,25ppm) hàm lượng Zn tích lũy ở thân+lá là 134,76 ppm, trong khi đó hàm lượng tích lũy Zn ở rễ là 197,07 ppm. Tỷ lệ tích lũy Zn ở (thân+lá)/ rễ bằng 68,38%.

+ CT4 (3077,25ppm) hàm lượng Zn tích lũy ở thân+lá là 185,1 ppm, trong khi đó hàm lượng tích lũy Zn ở rễ là 270,2 ppm. Tỷ lệ tích lũy Zn ở (thân+lá)/ rễ bằng 68,5%.

- Kết quả trên cũng cho thấy, nồng độ Zn trong đất càng cao thì sự tích lũy Zn trong cây sậy càng lớn:

31.6 124.55 134.76 185.1 43.32 172.07 197.07 270.2 0 50 100 150 200 250 300 CT1 CT2 CT3 CT4 Hàm lượng Zn trong thân+lá (ppm) Hàm lượng Zn trong rễ (ppm) ppm Thí nghiệm

+ Sau 4 tháng thí nghiệm, hàm lượng Zn tích lũy trong thân+lá dao động từ 31,6ppm (tương ứng với nồng độ Zn trong đất là 77,25ppm) đến 185,4ppm (tương ứng với nồng độ Zn trong đất là 3077,25ppm).

+ Hàm lượng Zn tích lũy trong rễ dao động từ 43,32ppm (tương ứng với nồng độ Zn trong đất là 77,25ppm) đến 270,2ppm (tương ứng với nồng độ Zn trong đất là 3077,25ppm).

Hàm lượng Zn trong các bộ phận của cây tỷ lệ thuận với nồng độ Zn bổ sung vào trong đất. Điều này có thể là do khả năng hấp thụ Zn của cây sậy phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng của cây (sậy sinh trưởng tốt sẽ hấp thụ nhiều Zn hơn).

* Khả năng hấp thụ Cd trong đất của cây sậy

Tương tự như phần đánh giá khả năng hấp thụ Zn của cây sậy. Tôi tiến hành phân tích hàm lượng Cd trong thân+lá và rễ của cây sậy sau 4 tháng nghiên cứu. Kết quả phân tích sau 4 tháng thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.6 và hình 3.10 sau: 0.1 1.03 1.43 1.68 0.25 3.35 4.64 5.47 0 1 2 3 4 5 6 C T1 C T2 C T3 C T4

Hàm l ng C d trong than+ lá (ppm) Hàm l ng C d trong r (ppm)

Hình 3.10: Hàm lượng Cd tích lũy ở thân+lá và rễ của cây sậy sau 4 tháng nghiên cứu

Nhận xét:

Số liệu phân tích ở bảng 3.10 trên cho thấy ở tất cả các công thức với nồng độ Cd trong đất từ 1,89 - 61,89 ppm, hàm lượng Cd tích lũy trong rễ cao hơn trong thân và lá, cụ thể:

- CT1 (1,89 ppm) hàm lượng Cd tích lũy ở thân+lá bằng 40% nồng độ Cd tích lũy ở rễ.

- CT2 (21,89 ppm) hàm lượng Cd tích lũy ở thân+lá bằng 30,75% nồng độ Cd tích lũy ở rễ.

- CT3 (41,89 ppm) hàm lượng Cd tích lũy ở thân+lá bằng 30,82% nồng độ Cd tích lũy ở rễ.

- CT4 (61,89 ppm) hàm lượng Cd tích lũy ở thân+lá bằng 30.71% nồng độ Cd tích lũy ở rễ.

Sau 4 tháng thí nghiệm, hàm lượng Cd tích lũy trong thân+lá dao động từ 0,1ppm ở CT1 (tương ứng với nồng độ Cd trong đất là 1,89ppm) đến 1,68ppm ở CT4 (tương ứng với nồng độ Cd trong đất là 61,89ppm). Hàm lượng Cd tích lũy trong rễ dao động từ 0,25ppm ở CT1 (tương ứng với nồng độ Cd trong đất là 1,89ppm) đến 5,47ppm ở CT4 (tương ứng với nồng độ Cd trong đất là 61,89ppm).

* Khả năng hấp thụ As trong đất của cây sậy:

Tiến hành thí nghiệm về khả năng hấp thụ kim loại nặng của cây sậy đối với As. Kết quả phân tích chỉ tiêu As trong thân+lá và rễ sau 4 tháng được thể hiện ở hình 3.11 sau.

Hình 3.11: Hàm lượng As tích lũy ở thân+lá và rễ của cây sậy sau 4 tháng nghiên cứu

Số liệu phân tích ở bảng 3.11 trên cho thấy tất cả các công thức từ CT1 đến CT4 với nồng độ As trong đất từ 3.85 – 213.85ppm, hàm lượng As tích lũy trong rễ luôn cao hơn hẳn hàm lượng As tích lũy trong thân và lá.

- CT1 (3,85ppm) hàm lượng As tích lũy ở thân+lá: 1,28 ppm, rễ: 7,38 ppm. - CT2 (73.85ppm) hàm lượng As tích lũy ở thân+lá: 3,82 ppm, rễ: 7,75 ppm. - CT3 (143.85ppm) hàm lượng As tích lũy ở thân+lá: 4,01 pm, rễ: 8,62 ppm. - CT4 (213.85ppm) hàm lượng As tích lũy ở thân+lá: 4,43 ppm, rễ: 9,22 ppm. Hàm lượng As tích lũy trong thân+lá và rễ cậy sậy tăng khi hàm lượng As trong đất tăng từ CT1(3,85ppm) đến CT4 (213,85ppm).

* Khả năng hấp thụ Pb trong đất của cây sậy:

0.26 10.67 31.49 43.94 0.75 34.16 73.64 171.49 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 CT1 CT2 CT3 CT4

Hàm lượng Pb trong thân, lá(ppm) Hàm lượng Pb trong rễ(ppm)

Hình 3.12: Hàm lượng Pb tích lũy ở thân+lá và rễ của cây sậy sau 4 tháng nghiên cứu

Kết quả phân tích cho thấy, khả năng tích lũy Pb trong cây sậy là tương đối cao, hàm lượng Pb tích lũy trong cây tỉ lệ thuận với hàm lượng Pb trong đất. Sự tích lũy ở trong rễ cao hơn ở trong thân và lá. Cụ thể:

- CT1 (16,49 ppm) hàm lượng Pb tích lũy ở thân+lá bằng 34,67% hàm lượng Pb tích lũy ở rễ.

- CT2 (516,49 ppm) hàm lượng Pb tích lũy ở thân+lá bằng 31,24% nồng độ Pb tích lũy ở rễ.

- CT3 (1016,49 ppm) hàm lượng Pb tích lũy ở thân+lá bằng 42,76% hàm lượng Pb tích lũy ở rễ.

- CT4 (2016,49 ppm) hàm lượng Pb tích lũy ở thân+lá bằng 61,46% hàm lượng Pb tích lũy ở rễ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hấp thu một số kim loại nặng của cây sậy (Phragmites Autralis) trong môi trường đất khác nhau (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)