Kết luận chung

Một phần của tài liệu rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh trong phân môn tập làm văn lớp 3 (Trang 29 - 32)

Môn Tiếng Việt là một trong những môn học rất quan trọng và cần thiết đối với học sinh tiểu học.

Môn học này nhằm hình thành cho học sinh những tri thức ban đầu về Tiếng Việt, cách dùng Tiếng Việt, đồng thời là cơ sở ban đầu cho sự phát triển kỹ năng nhận thức và tư duy của các em, môn Tiếng Việt ở tiểu học có rất nhiều phân môn rất thiết thực đối với các em để các em có được một văn bản hay có chiều sâu và giúp các em có kỹ năng diễn đạt tốt thì Tập làm văn nghe nói là một môn học rất cần thiết. Mỗi người thầy, người cô, cần có tinh thần trách nhiệm của mình luôn nghiên cứu, tìm tòi cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng và có hiệu quả trong giảng dạy bộ môn.

Bằng thực tế giảng dạy và dự giờ thăm lớp tôi rút ra một vài nét cơ bản trong việc rèn kỹ năng nói cho học sinh tiểu học qua phân môn Tập làm văn lớp 3 như sau.

1. Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình môn Tập làm văn lớp mình giảng dạy. Nắm vững nội dung yêu cầu từng tiết học để chọn phương pháp giảng dạy và chuẩn bị bài (hệ thống câu hỏi) chuẩn bị đồ dùng trực quan phục vụ cho bài dạy.

2. Học sinh phải được giáo viên hướng dẫn và chuẩn bị tốt bài tập ở nhà trước khi đến lớp. Hướng dẫn quan sát, hướng dẫn chuẩn bị bài ở vở bài tập.

3. Giờ Tập làm văn phải đảm bảo đặc trưng của bộ môn. Được quan sát cụ thể, được tập nói, tập diễn đạt nhiều.

4. Giáo viên phải biết hướng dẫn học sinh vốn từ ngữ, ngữ pháp của mình khi diễn đạt. Khi học sinh diễn đạt giáo viên phải lắng nghe và nhận xét bổ sung, sửa sai, khen ngợi học sinh kịp thời.

5. Giáo viên cần nắm vứng đối tượng của lớp, khi dạy phải chú ý cả 3 đối tượng học sinh.

6. Cần tổ chức tiết học cho nhịp nhàng giữa thầy và trò, thầy chỉ đóng vai trò chủ đạo, hướng dẫn.

7. Chú ý giáo dục đạo đức cho học sinh giữa mỗi bài dạy.

8. Giáo viên cần phải biết phối kết hợp các lực lượng giáo dục để tạo được môi trường giao tiếp lành mạnh cho các em. Bản thân người giáo viên phải luôn luôn mẫu mực trong mọi hoàn cảnh giao tiếp, làm tấm gương sáng cho học sinh học tập và noi theo. Thường xuyên cố gắng học tập để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết và nghiệp vụ sư phạm của mình.

Nói tóm lại, đổi mới phương pháp giảng dạy môn Tập làm văn là một giải pháp tích cực để khắc phục tình trạng học sinh có kĩ năng nghe nói chưa tốt và chất lượng của môn học chưa cao. Bên cạnh đó là góp phần nâng cao chất lượng học tập của các em ở tất cả các môn học. Bởi vậy mỗi người thầy, người cô hãy gắng sức bài học của mình thành những hiểu biết, những bài học, những kinh nghiệm bổ ích để giúp các em thu nhập được vốn hiểu biết phong phú, vốn tri thức dồi dào. Nó sẽ là hành trang để theo các em đi suốt cuộcđời.

Trên đây là những suy nghĩ, là một vài việc làm, một vài kinh nghiệm của tôi. Tôi sẽ cố gắng hơn nữa để tích luỹ cho mình những kiến thức thiết thực để phục vụ cho mỗi bài giảng của mình. Qua đây tôi rất mong được sự hưởng ứng đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường và của các đồng chí chuyên môn phòng Giáo dục để tôi hoàn thiện hơn nữa bài tập nghiên cứu này.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

An Sinh, ngày 15 tháng 5 năm 2010

Người viết

Một phần của tài liệu rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh trong phân môn tập làm văn lớp 3 (Trang 29 - 32)