Dùng: tranh minh hoạ Sgk I Hoạt động dạy học.

Một phần của tài liệu rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh trong phân môn tập làm văn lớp 3 (Trang 25 - 29)

III. Hoạt động dạy học.

1. Kiểm tra bài cũ.

- 02, 3 học sinh kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em biết (được xem). - Giáo viên nhận xét - ghi điểm.

2. Dạy bài mới.

a) Giới thiệu bài.

- Giáo viên nêu mục đích yêu cầu giờ học. b) Hướng dẫn học sinh nghe kể:

- Giáo viên gọi 1, 2 học sinh đọc yêu cầu của bài tập và gợi ý.

? Tranh vẽ cảnh gì ?

- Học sinh quan sát tranh mình hoạ Sgk.

- Bà lão bán quạt đang ngủ bên gốc cây, ông Vương Hi Chi viết chữ lên những chiếc quạt.

+ Giáo viên kể lần 1 kết hợp giải nghĩa từ: Lem luốc, cảnh ngộ.

? Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ?

- Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi phàn nàn quạt bán ế, chiều nay cả nhả bà không có cơm ăn.

? Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?

- Ông viết chữ đề thơ vào tất cả chiếc quạt vì tin rằng cách ấy sẽ giúp được bà lão.

? Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt.

- Vì mọi người nhận ra nét chữ của ông Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạ như mua một tác phẩm nghệ thuật quý giá.

+ Giáo viên kể lần 2, 3.

+ Học sinh thực hành kể chuyện và tìm hiểu câu chuyện.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

- Học sinh chăm chú lắng nghe. - Lớp chia 4 nhóm kể trong nhóm. - Đạidiện nhóm thi kể trước lớp. ? Qua câuchuyện này em biết gì về

Vương Hi Chi.

- Vương Hi Chi là một người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ.

câuchuyện.

3. Củng cố, dặn dò.

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.

* Nhận xét chung.

Qua hai tiết dạy thực tế ở 2 lớp về kiểu bài rèn kỹ năng nói có áp dụng các biện pháp mà tôi đã đề xuất và để nắm bắt được việc nắm kiến thức của học sinh, tôi đã kiểm tra và thu được kết quả như sau:

Lớp Sĩ số

Số học sinh đạt loại

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Số HS % Số HS % Số HS %

3A 24 9 38 11 46 4 17 0

3B 22 6 27,2 9 41 7 31,8 0

Qua kết quả nêu ở bảng trên ta thấy việc sử dụng một số biện pháp mà tôi đã nêu ở trên áp dụng vào hai tiết dạy này đã thu được những kết quả khả quan.

II.3. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu - kết quả nghiên cứu. II.3.1. Phương pháp nghiên cứu.

a) Phương pháp nghiên cứu lý luận.

(Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề cần quan tâm). b) Phương pháp khảo sát thống kê.

Sử dụng phương pháp này để khảo sát về thực trạng kĩ năng tạo lập lời nói cho học sinh lớp 3.

Thực trạng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3, qua dự giờ giáo viên, điều tra học sinh qua đó thống kê phân loại bài tập rèn kĩ năng nói trong phân môn Tập làm văn lớp 3.

c) Phương pháp phân tích.

d) Phương pháp điều tra: Tìm hiểu giáo viên, học sinh về vấn đề cần nghiên cứu.

đ) Phương pháp quan sát.

e) Phương pháp thực nghiệm: Thông qua các tiết dự giờ và các tiết dạy thực nghiệm để đánh giá kết quả vấn đề nghiên cứu.

II.3.2. Kết quả nghiên cứu.

Quá trình tìm hiểu, với việc chú trọng rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 3 trong giờ Tập làm văn nghe nói nên kết quả văn viết cũng như kĩ năng nghe nói của các em học sinh lớp 3B trường Tiểu học An Sinh đã có những tiến bộ.

Qua quá trình khảo sát, tôi thấy thực tế chung của lớp là: - Không em nào bị lạc đề khi nói về nội dung bài.

- Việc sắp xếp đã phù hợp lôgích, ý không bị đảo lộn, - Số học sinh có kĩ năng nói khác tăng lên.

- Phần lớn học sinh khi trình bày trước lớp đã bình tĩnh hơn, không còn nói ngọng.

- Các em đã biết nói đúng chủ đề, nói thành câu khá tỉ mỉ bằng một vài câu. - Số học sinh viết câu văn rườm rà, lủng củng đã hạn chế nhiều.

- Một số học sinh khá có nhiều nét nổi bật về diễn đạt, biết dùng từ chính xác, có hình ảnh, có sự sáng tạo.

Một phần của tài liệu rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh trong phân môn tập làm văn lớp 3 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w