Thị trường

Một phần của tài liệu Thực trạng của công ty cổ phần thiết bị điện Tam Kim (Trang 29 - 33)

Mới

Đối với hình thức đa dạng hoá sản phẩm nhìn chung có khả năng khả thi. Nhưng để thực hiện được chiến lược này thì phải đòi hỏi công ty có một kế hoạch kinh doanh cũng như phương thức kinh doanh hoàn mới so với các sản phẩm cũ, mặt khác nó đòi hỏi phải tốn một khoản chi phí khá lớn và rủi ro cũng rất cao. Tuy nếu thành công sẽ đem lại lợi nhuận cao nhưng thiệt hại cũng rất lớn nếu thất bại. Như vậy phương án này cũng không được khả thi. Nếu tiềm lực tài chính công ty mà lớn mạnh thì đây cũng có thể là một giải pháp tốt đối với công ty để mở rộng thị trường tăng thị phần của công ty trên thị trường

Việc đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trường mới cũng là phương án khả thi đối với công ty. Tuy nhiên do đặc tính của sản phẩm mà công ty cung cấp chủ yếu là các sản phẩm trong thị trường trung cấp, về chất lượng trung bình, giá cả phải chăng nên chỉ có thể phát triển trong thị trường trong nước. Việc đưa

Thâm nhập thị trường Phát triển sản phẩm Đa dạng hoá sản phẩm Phát triển thị trường

sản phẩm ra thị trường nước ngoài là rất khó khăn. Chính vì vậy mà công ty nên lựa chọn thị trường trong nước là thị trường mục tiêu chính là một cách tốt nhất

Hiện nay sản phẩm của công ty : Roman, Sumax, Kohan đều có mặt trên mọi miền tổ quốc: miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Có thể nó sản phẩm của công ty đã dần dần tạo được chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên công ty còn nhiều phân đoạn còn bỏ sót trong các thị trường đó nên việc thâm nhập thị trường là một cách mà công ty nên làm để có một thị phần rộng lớn và vững chắc.

Thâm nhập thị trường tức là công ty tăng số lượng bán sản phẩm hiện tại của công ty trên thị trường hiện tại. Để làm được điều này công ty cần kết hợp các công cụ của marketing – mix : nâng cao và tăng cường hiệu quả quảng cáo, cải tiến cách phân phối, tranh thủ được những vị trí thuận lợi trên kệ bày hàng của của các nhà bán lẻ, hoặc thực hiện khuyến mãi hoặc giảm giá hợp lý…

Bằng cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở ba miền: miền Bắc, Trung, Nam thì công ty luôn tìm thu hút khách hàng của nhãn hiệu khác đến với sản phẩm của mình trong khi không mất đi số khách hàng hiện có của mình.

4.3.2 Lựa chọn vị trí sản phẩm của công ty trên thị trường

Như đã phân tích rất kỹ ở chương I, để lựa chọn được vị trí sản phẩm của mình trên thị trường còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: tiềm lực của công ty, đối thủ cạnh tranh, kinh tế phát triển chung… Sau đây là ma trận thể hiện vị trí sản phẩm thiết bị điện của công ty.

Chất lượng cao

Giá thấp Giá cao

Chất lượng thấp

Theo ma trận trên ta có thể xem xét vị trí sản phẩm của công ty cũng như của đối thủ trên thị trường. Vị trí sản phẩm của công ty là điểm C còn của đối thủ cạnh tranh là B,A,D,E.

Điểm A là sản phẩm có chất lượng cao được bán với giá cao. Điển hình cho sản phẩm thiết bị điện có chất lượng cao được bán với giá cao hiện tại trên thị trường là các sản phẩm của Clipsal. Có thể nói đây là một đối thủ cạnh tranh lớn trong lĩnh vực thiết bị điện. Nó chiếm tới gần 25% thị phần trong cả nước những năm 2005. Tuy nhiên trong những năm gần đây thị phần của Clipsal đã suy giảm mạnh bởi chất lượng cũng như dịch vụ sản phẩm đã khiến cho hình ảnh của Clipsal đã dần mờ nhạt trong lòng khách hàng cũng như đã dần đánh mất đi vị trí quan trọng của mình trên thị trường.

Điểm B là sản phẩm có chất lượng cao được bán với giá thấp. Điều này khó có thể xảy ra. Bởi một sản phẩm mà có chất lượng cao thì phải mất nhiều chi phí để sản xuất ra vì vậy nếu bán ra với giá thấp thì công ty sẽ bị lỗ như vậy điểm này hầu như không có đối thủ thâm nhập vào.

. B A

C

Điểm D tức là sản phẩm có chất lượng thấp được bán ra với giá dưới mức trung bình. Hiện nay có các nhãn hiệu như : GP, megaman, Gerin, Moeller… đang được bán trên thị trường. Trong mảng thị trường này công ty đã đưa ra sản phẩm Kohan có chất lượng dưới mức trung bình và giá cả tương ứng. Tuy nhiên sản phẩm của công ty trong mảng này phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh đặc biệt là sự gia nhập tràn lan các mặt hàng của Trung Quốc. Vì vậy sức cạnh tranh về sản phẩm của công ty không hề nhỏ.

Điểm E là sản phẩm có chất lượng thấp nhưng lại được bán với giá cao. Đây cũng là một phương án không khả thi đối với công ty. Bởi không một khách hàng nào lại bỏ ra một số tiền không tương xứng với giá trị thực của sản phẩm đặc biệt lại có sự chênh lệch khá lớn như thế.

Hiện nay sản phẩm của công ty được xác định là vị trí C, đó là các sản phẩm phục vụ cho thị trường trung cấp được bán với giá trung bình. Bao gồm các sản phẩm như là : Roman, Sumax.Đối với mảng thị trường này thì công ty có Sino là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất. Mặc dù Sino là một đối thủ mạnh nhưng công ty đã xác định đây là thị trường mục tiêu chính trong những năm gần đây. Và công ty đã cố gắng gây dựng cho mình một thương hiệu tốt cũng như hình ảnh một sản phẩm tốt trong lòng khách hàng.

Để đạt được lợi nhuận cao hơn cũng như vị thế của công ty được củng cố hơn thì công ty có thể lựa chọn cho mình vị trí A. Mặc dù việc thâm nhập vào mảng thị trường này là tương đối khó bởi công ty phải đối mặt với các đối thủ đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường này như là Clipsal. Tuy nhiên Clipsal cho đến nay mặc dù vẫn giữ thị phần cao trên cả nước nhưng đã giải quyết không tốt về vấn đề chống hàng giả và các dịch vụ của sản phẩm. Hiện nay hiện tượng làm giả các thiết bị điện nhãn hiệu Clipsal ngày càng nhiều. Bị giả nhiều nhất là công tắc, ổ cắm, attomat. Trên thị trường công tắc đôi Clipsal hàng xịn giá 41.000đ/chiếc, hàng nhái giá chỉ 36.000đ/chiếc, Attomat đôi điện áp từ 16A-40A

hàng nhái chỉ 85-90.000đ/chiếc, trong khi hàng xịn giá từ 110-115.000đ/chiếc. Nhãn hiệu Clipsal hiện nay 30%-40% thị phần bị hàng giả chiếm giữ. Điều này có thể là một cơ hội cũng như thử thách đối với công ty trong việc xác định vị thế của mình trên thị trường.

Chính những điểm yếu nêu trên mà Clipsal đã dần đánh mất đi hình ảnh một thương hiệu lớn trong lòng khách hàng cũng như thị phần của mình trên thị trường. Từ 25% trong năm 2005 xuống 10% năm 2008. Đó là khó khăn cũng như điểm yếu của Clipsal nhưng cũng chính điều đó lại là thuận lợi của Tam Kim trong việc thâm nhập vào mảng thị trường mới mẻ và béo bở này. Tam Kim nên tận dụng thời cơ trong việc thâm nhập vào mảng thị trường này bởi sự suy yếu của Clipsal cũng như cho thây được tiềm lực về tài chính của công ty có đủ khả năng để thực hiện được điều đó.

Một phần của tài liệu Thực trạng của công ty cổ phần thiết bị điện Tam Kim (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w