Xuất phát từ chủ tr−ơng hoà nhập nền kinh tế và để tạo hành lang pháp lý an toàn cho các hoạt động kinh tế thì vai trò quản lý Nhà n−ớc về chất l−ợng cần phải đ−ợc thay đổi và bổ sung hơn nữạ Việc tồn tại hàng chục tổ chức t− vấn và tổ chức chứng nhận n−ớc ngoài về lĩnh vực QLCL hoạt động một cách tự do, không có những nguyên tắc và thể chế hoạt động cụ thể là một điều bất cập. Để học hỏi các n−ớc trên khu vực và trên thế giới, việc hợp tác quốc tế và nhờ các chuyên gia n−ớc ngoài trong việc t− vấn xây dựng hệ thống chất l−ợng và chứng nhận hệ thống chất l−ợng của các doanh nghiệp và các tổ chức trong n−ớc là điều cần thiết. Song cũng cần thấy đ−ợc những khó khăn nhất định trong hoạt động của các tổ chức n−ớc ngoài trong việc h−ớng dẫn các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng mô hình QLCL phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đặc tr−ng của nền văn hoá n−ớc tạ Mặt khác, cũng cần có những quy định, h−ớng dẫn cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức chứng nhận trong n−ớc nhằm đảm bảo sự công bằng đồng thời có sự khuyến khích các tổ chức t− vấn và tổ chức chứng nhận trong n−ớc. Vì vậy Nhà n−ớc cần đẩy mạnh hơn nữa việc cải tiến hệ thống pháp luật, tạo môi tr−ờng pháp lý an toàn cho các doanh nghiệp hoạt động, đảm bảo quyền lợi cho cả ng−ời tiêu dùng và ng−ời kinh doanh, tạo ra sân chơi và luật chơi thật sự công bằng và thuận lợi cho các hoạt động kinh tế nói chung và cho lĩnh vực QLCL nói riêng.