Giới thiệu

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP PHÂN CỰC ĐO TỐC ĐỘ ĂN MÒN (Trang 35 - 36)

Nhôm được biết từ năm 1825. Năm 1887 người ta sản xuất Al bằng phương pháp điện phân. Sản lượng Al trên thế giới khoảng 2x107 ton/năm,

điện phân sản xuất nhôm chỉđứng thứ 2 sau điện phân NaOH-Cl.

Nhôm là kim loại nhẹ, bền nên được ứng dụng nhiều trong công nghệ. Sử

dụng nhôm rẻ tiền, bề mặt nhôm có thể xử lý bằng oxi hoá để tạo nên bề mặt chống ăn mòn.

Phần lớn Al sử dụng dạng hợp kim với Mg, Cu, Si, Zn, Ni, Fe. Những hợp kim quan trọng nhất dura (94% Al, 4%Cu, 1,5% Mg, 0,5% Mn), silumin (hợp kim đúc Al + 12% Si).

Không thể sản xuất trực tiếp Al từ Al2O3 vì Al2O3 nóng chảy ở nhiệt độ rất cao (2050oC), không dẫn điện. Nhôm được sản xuất từ quặng bauxite, có thể

chứa Si, các oxit kim loại khác đặc biệt là sắt. Quặng chuyển thành nhôm nguyên chất bằng phản ứng sau

Al2O3.3H2O + 2NaOH = 2NaAlO2 + 4H2O

Đầu tiên quặng được xử lý bằng NaOH, áp suất cao. Nhôm hoà tan thành dạng aluminate, oxit sắt không tan, Si còn lại ở dạng natri aluminium silicate, làm mất mát nhôm. Hàm lượng Si càng ít càng tốt. Sau khi lọc, oxit nhôm ngậm nước kết tủa, NaOH được tái sử dụng. Al được rửa sạch và gia nhiệt ở

1200oC để tách nước. Bước tiếp theo là chuẩn bị dịch điện phân. Nếu sử dụng C để khử Al thì chỉ phản ứng ở nhiệt độ rất cao. Hầu hết Al được sản xuất bằng điện phân Al nóng chảy với Na3AlF6.

Nhôm nóng chảy ở 2020oC, tạo nên dung dịch nóng chảy không dẫn điện. Néu hoà thêm 15% khối lượng Na3AlF6, ở nhiệt độ chỉ 1030oC, môi trường này sẽ dẫn điện. Đây là công nghệ của Hall (Mỹ) và Heroult (Pháp).

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP PHÂN CỰC ĐO TỐC ĐỘ ĂN MÒN (Trang 35 - 36)