3.1 Nguyên nhân khách quan
- Hoạt động Marketing của toàn ngành may mặc Việt Nam nhìn chung còn yếu do các doanh nghiệp này hầu hết là các doanh nghiệp nhà nước nên chưa chủ động trong các hoạt động kinh doanh, còn phụ thuộc nhiều vào sự chỉ đạo của Tổng công ty Dệt May Việt Nam.
- Các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam chủ yếu là gia công xuất khẩu cho nước ngoài nên công tác Marketing chưa được các công ty này quan
đến với mình chứ chưa chủ động cử cán bộ ra nước ngoài tìm hiểu thị trường. - Thông tin về doanh nghiệp trên thị trường EU chưa được đầy đủ do hàng hoá xuất khẩu sang đó mang thương hiệu của khác. Điều này khiến cho khách hàng không nắm bắt được thông tin chính xác về sản phẩm của công ty. Vì vậy, khâu quảng bá hình ảnh của công ty còn gặp nhiều khó khăn.
- Thị trường EU ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt do EU đã xoá bỏ hạn ngạch cho hầu hết các quốc gia xuất khẩu mặt hàng may mặc. Đồng thời hàng rào về tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng cao hơn. Đặc biệt là tiêu chuẩn về an toàn sức khoẻ và môi trường. Các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam tuy đã áp dụng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật đó nhưng mới chỉ là các tiêu chuẩn ở Việt Nam, rất ít các doanh nghiệp đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường và sức khoẻ.
3.2 Nguyên nhân chủ quan
- Năng lực của các cán bộ Marketing trong công ty còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Nhất là những kinh nghiệm về xúc tiến xuất khẩu còn non yếu và chưa đánh giá chính xác tầm quan trọng của hội chợ quốc tế mang lại. Các cán bộ Marketing chưa có kinh nghiệm để tổ chức các gian hàng sao cho đẹp mắt và thu hút được khách hàng. Mặt khác hầu hết các khách hàng không biết đến sự có mặt của May 10 trong hội chợ do những người được phân công nhiệm vụ chưa gửi thư mời đến cho các nhà nhập khẩu sẽ tham gia vào hội chợ.
- Chất lượng các lần tham gia hội chợ của công ty thấp bởi vì thái độ của nhân viên tại các gian hàng trưng bày thiếu nhiệt tình, chưa chủ động trong việc thu hút khách hàng đến với gian hàng của công ty. Các biện pháp tiếp thị trước, trong và sau khi diễn ra hội chợ chưa được đầu tư đúng mức.
- Thiếu tính liên kết với các doanh nghiệp dệt may khác ở Việt Nam trong việc chia sẻ thông tin thị trường và tổ chức một hệ thống phân phối thống nhất về thời gian cũng như địa điểm để chuyển giao hàng hóa.
- Việc gia công hàng cho nước nhập khẩu lâu nay khiến công ty vẫn ở trong thế bị động tức là chờ đợi họ tìm đến với mình chứ chưa chịu chủ động tìm kiếm khách hàng cho mình.
chuyên môn cho cán bộ còn hạn hẹp. Nhất là chi phí cho việc chuẩn bị các gian hàng tham gia hội chợ chưa được lên kế hoạch cụ thể và còn thiếu.
- Trình độ giao tiếp bằng ngoại ngữ của các cán bộ phụ trách nghiên cứu thị trường hay tiếp xúc với khách hàng còn thấp. Chính điều này đã khiến cho làm cản trở các cán bộ chuyên môn trong việc tiếp cận và tìm hiểu về đối tác. Khi mà hai bên không hiểu được ngôn ngữ của nhau thì làm cản trở đến việc trao đổi thông tin giữa các bên về sản phẩm hay về công ty.
- Việc tham gia vào các hội chợ triển lãm đòi hỏi mất nhiều thời gian và công sức thì mới mong có kết quả cao trong việc nỗ lực tìm kiếm những khách hàng mới cho công ty. Nhưng do tâm lý của các doanh nghiệp dệt may trong nước nói chung và với doanh nghiệp May 10 nói riêng thì tham gia hội chợ chỉ là đem hàng hóa của mình ra trưng bày cho người khác xem, nhiều khi chỉ là hình thức. Các doanh nghiệp chưa xác định đúng vai trò to lớn mà hội chợ tạo ra cho các doanh nghiệp là tìm kiếm những khách hàng tiềm năng và thúc đẩy những mối quan hệ tốt với các khách hàng lâu năm. Điều này dẫn đến kết quả là các doanh nghiệp không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân lực cũng như tài chính cho việc chuẩn bị tham gia vào các hội chợ triển lãm.