Thách thức

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU (Trang 26 - 28)

Nguy cơ bị áp dụng các biện pháp tự vệ

Việc gia nhập WTO một mặt làm tăng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là sang các thị trường đang áp dụng hạn ngạch đối với Việt Nam, nhưng một mặt cũng kèm theo nguy cơ bị các thành viên, đặc biệt là các thành viên lớn như Hoa Kỳ, EU áp dụng biện pháp tự vệ.

Trung Quốc là một bài học về vấn đề này. Hiện nay, xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc – nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới – đang bị ảnh hưởng mạnh do Hoa Kỳ và EU đã và sẽ áp đặt hạn ngạch hoặc tái áp đặt hạn ngạch đối với nhiều mã hàng theo điều khoản tự vệ Trung Quốc đã nhân nhượng khi gia nhập WTO. Theo ước tính, những biện pháp hạn chế của Hoa Kỳ trong thời gian gần đây đã làm giảm tới 30% xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường này và Trung Quốc đang bị giảm thị phần tại Hoa Kỳ đối với nhiều mã hàng.

Mặc dù so với Trung Quốc, ngành dệt may Việt Nam có năng lực chỉ bằng 1/50 và hiện chỉ chiếm 3% thị phần hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Mặt khác, Việt Nam đa phần chỉ xuất khẩu hàng may sẵn nên không ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dệt của Hoa Kỳ. Tuy nhiên không loại trừ khả năng khi lượng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh sau khi gia nhập, Hoa Kỳ và một số thành viên khác sẽ áp dụng biện pháp tự vệ với hàng dệt may Việt Nam, từ đó có khả năng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao và ảnh hưởng xấu tới ngành dệt may do đặc thù của ngành là thời gian từ khi ký kết hợp đồng – thu xếp vải, nguyên phụ liệu – sản xuất, giao hàng kéo dài từ 4-5

tháng. Việc các nước nhập khẩu có quyền áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu hàng dệt may vào bất cứ thời điểm nào sẽ làm tăng tính ổn định và gây thiệt hại nghiêm trọng đối với các nhà xuất khẩu và nhập khẩu do sản xuất bị dở dang.

Nguy cơ bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Vụ kiện cá tra, cá basa của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và một loạt những vụ kiện chống bán phá giá mà các thành viên phát triển thường áp dụng với các thành viên đang phát triển cho thấy một thực tế là hàng xuất khẩu từ các thành viên đang phát triển, bao gồm cả hàng dệt may Việt nam có nhiều nguy cơ bị các thành viên phát triển như Hoa Kỳ, EU... áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Đặc biệt, dệt may là mặt hàng mà Việt Nam rất có ưu thế về giá, cho nên nguy cơ này có khả năng cao.

Hàng dệt may sản xuất trong nước có thể bị cạnh tranh mạnh hơn

Hiện nay hầu hết hàng dệt may nước ngoài có mặt tại Việt Nam là hàng Trung Quốc giá rẻ nhập lậu. Vì vậy, việc giảm thuế theo lộ trình cam kết với WTO có khả năng cũng sẽ không làm tăng mạnh lượng hàng nhập khẩu vào Việt Nam, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc, mà chỉ có tác động làm tăng một số lượng nhất định hàng dệt may, đặc biệt là hàng may sẵn vào thị trường trong nước. Do vậy, đây có thể được coi là một thách thức không đáng kể.

Ngược lại khi gia nhập WTO:

- Thuế giảm.

- Bỏ hạn chế định lượng nhập khẩu hàng may mặc TQ, Thái Lan và nước ngoài. vào tự do cũng sẽ là 1 thách thức lớn.

Ngành dệt may chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng do các hình thức trợ cấp hiện tại bị bãi bỏ hoặc cắt giảm

Như đã trình bày ở trên, Việt Nam sẽ phải cam kết bãi bỏ ngay từ thời điểm gia nhập hình thức trợ cấp dưới dạng cấp phát tiền trực tiếp cho doanh nghiệp theo doanh số xuất khẩu khi tham gia các chương trình xúc tiến thương mại và trên thực tế Việt Nam đã bỏ hình thức trợ cấp này từ tháng 7/2005. Như vậy, tác động đối với ngành dệt may đến từ việc Việt Nam sẽ phải cắt giảm 3 hình thức ưu đãi còn lại - Ưu đãi về tín dụng; Ưu đãi về đầu tư; Bảo lãnh tín dụng đầu tư thuộc. Như vậy, ngành dệt may sẽ nhận được ít hỗ trợ hơn từ phía Chính phủ, do đó sẽ bị ảnh hưởng sau khi Việt Nam gia nhập. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng cụ thể còn tùy thuộc vào khả năng chủ động, lường trước

khó khăn và chủ động điều chỉnh chính sách sản xuất và xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

3.2 Các giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dệt may vào thị trường EU3.2.1 Phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ cho ngành dệt may

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU (Trang 26 - 28)