Trái phiếu

Một phần của tài liệu td608 (Trang 29 - 30)

Trái phiếu ngân hàng là công cụ huy động vốn dài hạn vào ngân hàng, nó là một loại chứng khoán có thể dùng để mua bán trên thị trường chứng khoán. Ở nước ta, trái phiếu có kỳ hạn trên một năm. Khi ngân hàng phát hành trái phiếu thì ngân hàng có mục đích dùng số vốn đó để đầu tư vào các dự án mang tính chất dài hạn như: đầu tư vào các công trình, dự án liên doanh, cho vay dài hạn…

Đối với khách hàng, trái phiếu ngân hàng là một khoản đầu tư mang lại thu nhập ổn định và ít rủi ro so với cổ phiếu doanh nghiệp. Với các ngân hàng thương mại, phát hành trái phiếu là tạo ra một kênh huy động vốn mới, nhất là trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, một chuyên gia nhận định rằng việc nhiều ngân hàng phát hành trái phiếu là hệ quả của chính sách tăng dự trữ bắt buộc lên gấp đôi mà NHNN.

Dự trữ bắt buộc tăng nhưng thực chất các ngân hàng thương mại vẫn được hưởng lãi trên phần tiền gửi bắt buộc. Nếu không bị "bắt buộc" thì chắc chắn số tiền kia sẽ được sử dụng hiệu quả hơn.

Điều này có nghĩa, mặc dù được hưởng lãi nhưng rõ ràng chi phí huy động vốn giờ đây đã tăng lên, và để tránh dự trữ bắt buộc các ngân hàng “bèn” xin phát hành trái phiếu.

Không chỉ có thế, các ngân hàng sẵn sàng trả lãi cao cho trái phiếu để thu hút người mua vì, nhìn xa hơn về tương lai, lãi suất tiền gửi dự báo sẽ theo xu hướng tăng dần và như thế, đến một lúc nào đó thì chi phí huy động vốn bằng trái phiếu kia “tự nhiên” trở nên rẻ đi.

Quan trọng hơn, phát hành trái phiếu làm tăng tổng tài sản của các ngân hàng. Giờ đây, có thể nói, tổng tài sản lớn đang là một thế mạnh mà các ngân hàng rất quan tâm khai thác.

Một phần của tài liệu td608 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w