2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình được thành lập ở Việt Nam theo giấy phép Hoạt động Ngân hàng số 0031/NH – GP ngày 15 tháng 4 năm 1993 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ban đầu,Ngân hàng đăng kí hoạt động dưới hình thức là một ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn.
Theo quyết định chấp thuận số 1333 ngày 07 tháng 09 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng đã được chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị. Do đó, ngân hàng được phép tiến hành đầy đủ các hoạt động ngân hàng, bao gồm hoạt động huy động và nhận vốn ngắn hạn,trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân khác nhau, hoạt động cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức và cá nhân khác nhau dựa trên đặc điểm và năng lực về vốn của Ngân hàng; tiến hành các giao dịch ngoại hối, các dịch vụ hỗ trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá; cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa khách hàng với nhau và các hoạt động ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận.
Các mốc thời điểm quan trọng 1993:
− Ngân hàng TMCP Nông thôn An Bình được thành lập theo Giấy phép số 535/NH- GP ngày 13 tháng 05 năm 1993 do UBND Tp. Hồ Chí Minh cấp. Trụ sở của Ngân hàng đặt tại 138 Hùng Vương, thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh.
− Theo Giấy phép hoạt động số 0031/NH-GP ngày 15/04/1993 do Thống đốc NHNN Việt Nam cấp, Ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động.
2002:
− Ðể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nền kinh tế ngày càng phát triển cũng như với mong muốn Ngân hàng ngày càng phát triển, bắt đầu từ tháng 3 năm 2002, Ngân hàng tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tập trung vào chuyên ngành kinh doanh ngân hàng Thương mại và ngân hàng Đầu tư.
2005:
− Ngân hàng thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng Nông thôn thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đô thị.
− Sự tham gia với tư cách là Cổ đông chiến lược của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam mang lại thế và lực mới cho sự phát triển của ABBANK.
− Hoàn thành việc xây dựng Chiến lược phát triển ABBANK và bắt đầu thực hiện điều hành, quản lý ABBANK theo chiến lược đã hoạch định: trong đó nổi bật là việc định hướng phát triển ABBANK trở thành một ngân hàng hiện đại, hoạt động theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
2006:
− Mở rộng mạng lưới và triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
− Ngày 07/11/2006: phát hành thành công 1,000 tỷ Trái phiếu VNĐ của EVN cùng với Deustche Bank và VinaCapital.
− Tháng 12/2006: ký hợp đồng triển khai phần mềm lõi ngân hàng mới (core banking solutions) với Temenos Singapore Pte. Ltd. và khai trương Trung tâm thanh toán quốc tế tại Hà nội.
2007:
− Tháng 1/2007, tạp chí Asia Money bình chọn ABBANK là nhà phát hành Trái phiếu công ty bản tệ tốt nhất châu Á.
− Tháng 3/2007, ABBANK ký hợp đồng liên kết chiến lược với AGRIBANK.
− Tháng 4/2007, ABBANK trở thành thành viên của mạng thanh toán PAYNET.
− Tháng 12/2007, ABBANK khai trương 10 điểm giao dịch mới, nâng tổng số các điểm giao dịch lên tới 55 điểm tại 12 tỉnh thành trên toàn quốc.
Các mốc tăng trưởng vốn điều lệ:
NĂM VỐN ĐIỀU LỆ (Triệu đồng) TỶ LỆ TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ (%) 1993 1,000 1998 1,200 120.00 2001 5,000 416.67 2003 36,104 722.08 2004 70,044 194.01 2005 165,000 235.57 2006 1,131,000 685.45 2007 2,300,000 103.34 (Nguồn: ABBank)
Mục tiêu đến năm 2010, tăng vốn điều lệ lên 20.000 tỷ đồng và là một trong ba ngân hàng cổ phẩn lớn và tốt nhất của Việt Nam về tiềm lực tài chính, mạng lưới các điểm giao dịch, quy mô và kết quả hoạt động, uy tín của thương hiệu và chất lượng phục vụ.
Đại hội đồng cổ đông KHỐI KH DOANH NGHIỆP KHỐI KH ĐIỆN LỰC KHỐI NGUỒN VỐN TRUNG TÂM THẺ PHÒNG ĐẦU TƯ TRUNG TÂM CNTT TRUNG TÂM TTQT KHỐI NHÂN SỰ KHỐI HỖ TRỢ PHÁP LÝ
KHỐI QUẢN TRỊ RỦI RO KHỐI PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG THANH TOÁN & QL TIỀN TỆ PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG KIỂM TRA NỘI BỘ KHỐI MARKETING ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT
BAN THƯ KÝ HĐQT
Đại hội đòng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ABBANK. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ ABBANK quy định.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ABBANK để quyết dịnh các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban Kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của ABBANK, giám sát việc chấp hành chế độ hách toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của ABBANK.
Tổng giám đốc
Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của ABBANK. Giúp việc cho Tổng giám đốc có các Phó Tổng giám đốc và các bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
Phòng nguồn vốn
Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn dưới nhiều hình thức: kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, sổ tiết kiệm,… của cá nhân và các tổ chức kinh tế. Là nguồn cung cấp vốn chủ yếu đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động ngân hàng.
Phòng kế toán
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng, giữa ngân hàng với nhau, phát
hành các loại séc và làm dịch vụ thanh toán khác. Hàng ngày phòng còn thực hiện kết toán các khoản thu chi để xác định lượng vốn hoạt động của ngân hàng.
Phòng kế toán là nơi tiếp nhận chứng từ trực tiếp từ khách hàng, lưu trữ số liệu làm cơ sở cho sự hoạt động của ngân hàng.
Phòng tổ chức – hành chính
Là tham mưu cho Ban Giám đốctrong công tác quy hoạch đào tạo cán bộ của chi nhánh, đề xuất các vấn đề có liên quan đến công tác nhân sự của chi nhánh, ngoài ra còn là bộ phận thực hiện các chế độ lao động, tiền lương, thi đua khen thưởng và kỷ luật.
Thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các văn bản về nội quy cơ quan, chế độ thời gian làm việc, thực hiện các chế độ an toàn lao động, qui định phân phối quỹ tiền lương, xây dựng chương trình nội dung thi đua nhằm nâng cao năng suất lao động.
Ngoài ra, ở đây còn thực hiện công tác mua sắm tài sản và công cụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh, quản lý tài sản, đảm bảo trang thiết bị, dụng cụ làm việc, và chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Trung tâm thanh toán quốc tế
- Làm đầu mối trong việc thực hiện các nghiệp vụ quản lý và kinh doanh vốn, các lệnh điều hoà vốn (bao gồm cả ngoại tệ), dự trữ bắt buộc, tỷ giá, mua bán ngoại tệ trạng thái ngoại hối trong toàn hệ thống ABBANK
- Trực tiếp kinh doanh vốn, kinh doanh ngoại tệ trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Quản trị và vận hành hệ thống SWIFT (Hiệp hội tài chính viễn thông liên ngân hàng), Telex, SWIFT-in, SWIFT-out của ABBANK.
- Thiết lập, quản lý và sử dụng hệ thống mật mã thanh toán quốc tế. Thực hiện kiểm soát và chuyển điện của Tổng giám đốc ABBANK
Phòng đầu tư tài chính
- Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc đảm bảo tuân thủ các qui định pháp lý về đầu tư tài chính, các hoạt động trên thị trường vốn.
- Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính của Ngân hàng
- Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc thực hiện các hoạt động liên quan đến thị trường vốn
- Hỗ trợ, phối hợp với các bộ phận khác của Ngân hàng (Tín dụng, Quản lý rủi ro…) trong việc định giá tài sản là cổ phiếu, trái phiếu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến đầu tư tài chính và thị trường vốn do Tổng giám đốc giao.
- Báo cáo định kỳ hàng tháng hoặc theo yêu cầu cho Hội đồng đầu tư và Tổng giám đốc về tình hình thị trường tài chính có liên quan đến danh mục đầu tư của ngân hàng.
Khối Khách hàng doanh nghiệp:
- Xây dựng và phát triển mạng lưới khách hàng doanh nghiệp (KHDN) cho hệ thống ABBANK.
- Xây dựng và phát triển sản phẩm, dịch vụ KHDN.
- Thực hiện tập trung các dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán nội địa, và quản lý tiền tệ.
- Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm và dịch vụ phục vụ khách hàng doanh nghiệp và các định chế tài chính triển khai trên toàn hệ thống ABBANK.
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch/chỉ tiêu kinh doanh KHDN tại các kênh phân phối và của cả hệ thống.
- Soạn thảo các chính sách, quy trình, quy định, hướng dẫn nghiệp vụ dành cho KHDN.
Những hoạt động chính của ABBank
Huy động vốn
- Nhận tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của tất cả các tổ chức và dân cư trong tỉnh bằng VND và ngoại tệ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ phiếu, trái phiếu
Nghiệp vụ cho vay
- Cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế để phục vụ sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ và tiêu dùng.
- Cho vay chiết khấu kỳ phiếu, thẻ tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác
Các hoạt động dịch vụ khác. • Dịch vụ thanh toán
- Mở tài khoản cho cá nhân và tổ chức kinh tế, chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước.
- Thu hộ, chi hộ, trả hộ lương, chi trả kiều hối. • Dịch vụ ngân hàng điện tử