KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập của con cái ở Hà Nội hiện nay (Trang 34 - 37)

Về phía gia đình

Một là : Muốn giáo dục con cái được tốt, trong các gia đình cần phải có sự

phối hợp, giúp đỡ nhất trí giữa cả cha và mẹ mới đem lại hiệu quả cao. Vì vậy cả cha mẹ cần phải giúp đỡ dạy dỗ và hướng dẫn con học nhiều hơn. đồng thời cũng

cần phải có thái độ, cách nhắc nhở thường xuyên, động viên khích lệ tới hành vi học tập của con nhiều hơn nữa

Hai là : Củng cố mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình nhằm duy trì sự

quan tâm một cách đúng đắn, giúp đỡ con nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập trong tương lai.

Ba là: Cha mẹ không nên quá lạm dụng hình thức thưởng phạt về mặt vật

chất cũng không nên gò ép đánh đòn mỗi khi con học không tốt. Nên có những hình thức khen thưởng hay phạt phù hợp tạo cho con một tinh thần học thật thoải mái, không bị tâm lý quá gò ép trong quá trình học. Mặt khác bố mẹ cùng đừng bắt con học quá nhiều tránh tình trạng con quá mệt mỏi, căng thẳng qúa sẽ tự ý bỏ học đi chơi…

Bốn là : Các bậc cha mẹ cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của

mình trong gia đình, tầm quan trọng của việc chăm sóc và giáo dục con cái để từ đó có những quyết định hợp lý khi đầu tư cho con cái trong quá trình học tập để từ đó có thể tham gia vào việc định hướng bậc học và nghề nghiệp cho con cái sau này.

Về phía nhà trường và xã hội

Một là : Đề nghị ngành giáo dục sớm có biện pháp về nội dung, chương trình

và giải pháp giáo dục sao hứng thú học tập đựơc phát triển mạnh ở các tầng lớp học sinh để từ đó góp phần thiết thực vào việc ngăn chặn tình trạng bỏ học ngày càng nhìêu ở các em.

Hai là : Ngành giáo dục cũng nên cải thiện chương trình học cho học sinh

học đỡ vất vả. Hơn nữa cần kết hợp những biện pháp học lý thuyết kết hợp với thực hành tạo một môi trường vừa học vừa giải trí, như vậy sẽ khích lệ các em ham học hỏi hơn.

Ba là : Nhà trường cũng cần phải tổ chức nhiều hơn các cuộc họp phụ huynh

để tạo mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình chặt hơn. Phải thường xuyên yêu cầu gia đình trao đổi thường xuyên về việc học tập của học sinh. Hơn nữa cũng cần

phối hợp với gia đình để hiểu rõ hơn về khả năng học của từng em. Từ đó có những biện pháp giáo dục phù hợp với tâm lý, lứa tuổi cũng như năng lực học của các em.

Bốn là : Các nhà hoạch đinh chính sách và các chương trình có trọng tâm là

sự phát triển của trẻ em cần phải có sự xem xét chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội liên quan đến việc đi học của trẻ. Mặc dù hiện nay cuộc sống của các hộ gia đình đã nâng lên song bên cạnh đó thực tế chi phí cho giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ, là yếu tố quyết định việc họ có cho con đi học tiếp tục hay không.

Một phần của tài liệu Đầu tư của cha mẹ đối với việc học tập của con cái ở Hà Nội hiện nay (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w