Thưởng trà

Một phần của tài liệu CHANOYU_TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN (Trang 26 - 27)

Đối với trà bột

Sau khi trà nhân đã pha trà xong, các trà nô mang trà đến mời từng vị khách. Vị trà nô cung kính cúi đầu dâng trà, lưu ý rằng hoa văn của chén trà luôn được hướng về phía vị khách. Khách để hai tay xuống sàn nhà, cúi đầu chào đáp lễ, rồi cung kính nâng bát trà lên ngang đầu, xoay bát ba lần theo hướng kim đồng hồ, sau đó từ từ uống. Khi uống xong, khách xoay bát theo hướng ngược lại về chỗ cũ, rồi lại nhẹ nhàng đặt bát xuống.

Gia chủ đặt chén trà cùng với một mảnh khăn trên sàn nhà. Vị khách đầu tiên đến lấy chén trà, đặt chén trà tên bàn tay trái và mảnh khăn trên tay phải. Rồi tất cả khách cúi mình. Sau đó vị khách trải mảnh khăn ra và đặt chén trà lên, đưa chén trà hai lần về phía mình. Đến giai đoạn này vị khách mới bắt đầu nhấp trà. Sau khi uống xong, vị khách đầu tiên này này sẽ dùng mảnh khăn lau miệng chén trà và chuyển đến cho người kế tiếp cùng với mảnh khăn.

Đối với trà lá

- Sau khi rót xong, nâng khay trà lên bằng cả hai tay để mời khách. - Xoay khay trà hướng tách trà về phía khách mời, sao cho khách có thể nhận trà một cách thuận tiện nhất.

Nếu bát có khắc hoa văn thì hoa văn luôn được hướng về phía khách chính để tỏ lòng hiếu khách.

- Mắt luôn nhìn thẳng vị khách mình đang mời trà, điều này thể hiện tấm lòng của chủ nhà đối với khách là chân thật, đồng thời, người được mời cũng nhận trà bằng cả hai tay, mắt nhìn thẳng người mời trà, hơi cúi đầu cảm ơn, đáp trả cũng bằng tấm lòng.

- Khi đã nhận trà, không được uống ngay mà phải đợi các vị khách mời khác đều nhận được phần trà của mình, rồi mới cùng chủ trì thưởng trà.

- Trước khi uống trà, người ta ăn vài miếng bánh, phải ăn hết bánh trong miệng rồi mới uống trà, không nên vừa ăn vừa uống. Sau đó thỉnh thoảng ăn thêm bánh và uống trà tiếp theo. Với cách này sẽ làm gia tăng hương vị của trà xanh một cách lạ kỳ.

- Uống trà xanh Nhật bản hoàn toàn khác với lối uống nhâm nhi từng tí một trong lối uống trà Tàu hay của những vị nhà Nho VN. Người Nhật uống thành ngụm đàng hoàng để có đủ lượng nước trà thấm vào tất cả các màng niêm của miệng.

Khi uống trà đỏ (Kocha) người Nhật ít khi uống riêng nó mà thường pha thêm các chất như đường, sữa, chanh, rượu brandy...tạo thành 1 loại trà hỗn hợp có đặc vị riêng. Ngược lại, đối với trà xanh (Ocha), người Nhật chỉ uống riêng mà không dùng với bất kỳ thức uống nào kèm theo. Đó là để giữ cho hương vị thơm ngon của trà được thuần khiết, cũng như bảo đảm màu xanh hấp dẫn của trà.

Một phần của tài liệu CHANOYU_TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w