Thanh: Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh Một ly nước cáu bẩn nhiều để lâu

Một phần của tài liệu CHANOYU_TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN (Trang 28 - 31)

tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh. Một ly nước cáu bẩn nhiều để lâu ngày chất bẩn lắng xuống, nó sẽ trong sạch. Điều này cũng giống như con người nếu lắng tâm yên tĩnh nhiều ngày, tâm hồn sẽ trở nên thanh tịnh.

- Tịch: Tịch có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng. Khi lòng thanh thản, yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tĩnh lặng, dù sống giữa muôn người cũng như sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch liêu. Lúc đó thế giới với con người không còn là hai, mà cả hai đều vắng bặt.

 Bảy quy tắc trong nghệ thuật Trà đạo

- Phục vụ trà với cảm nhận thấu đáo với tâm hồn của khách.

- Chuẩn bị thật kỹ than củi để đun nước, lửa to nhỏ vừa phải.

- Tạo không gian để khách ấm vào mùa đông, mát về mùa hè. Tùy theo thời tiết bốn mùa mà để cho độ nóng của trà thích ứng theo.

- Hoa cắm trong phòng phải tươi mới, tự nhiên như ở trong thiên nhiên.

- Thao tác nhanh và chính xác.

- Phải phòng mưa ngay trong những ngày đẹp trời.

- Quan tâm chu đáo đến từng người khách, kể cả khách của khách. Từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, xuyên suốt cả buổi lễ là một tinh thần đầm ấm hòa hoãn và thân mật, đem lễ nghi để đãi khách, đó là phong cách của dân tộc Nhật Bản.

9. Lựa chọn trà

Trà xanh Nhật Bản hoàn toàn khác xa với loại trà xanh được sản xuất tại VN hay Trung Hoa. Loại trà xanh Nhật cho ra nước màu xanh từ đầu cho đến hết mùi trà, nước trắng trong. Nhưng ngược lại trà xanh cuả VN hay Trung Hoa chỉ cho ra màu xanh lờ lợ màu nâu ở nước đầu tiên rồi biến nhanh sang màu nâu đậm ở các lần pha kế tiếp.Mùi vị cũng có thể nói là khác hoàn toàn.

Giá cả của trà xanh Nhật bản là một tiêu chuẩn rất ít sai (nếu không muốn nói là hòan toàn chính xác) khi mua trà xanh Nhật bản.

a. Loại trà hạ phẩm_bancha

- Cánh trà thường to, dầy, thô vì được biến chế từ những lá trà già lấy ở phần dưới nhánh cây trà.

- Là sản phẩm dư thừa cuả loại trà cao cấp, chẳng hạn như cuống của những lá non dùng cho trà cao cấp.

- Có loại lại trộn thêm vào khoảng 20% gạo rang hay lúa mì rang, khi uống có mùi trà xanh hoà trộn với mùi hơi khét của gạo rang.

Loại trà này đóng gói sơ sài với bao giấy bóng trong suốt, thường số lượng 500 grams hay một kg với giá khoảng 100 yên - 200 yên (1-2 $US) cho 100 grams. Trà xanh hạ phẩm này thường không có mùi thơm vì nhà sản xuất không cho vào loại trà bột vào. Loại này thường uống trong giờ giải lao của nhân viên lao động trong hãng xưởng hay uống hàng ngày trong những gia đình nghèo Nhật bản cũng như ở những tiệm ăn uống bình dân.

b. Loại trà trung bình_sencha

Loại này thường được đựng trong các bao bằng alumin hay trong hộp bằng kim khí, có 2 nắp rất kín đáo. Hình thức trình bầy rất trang nhã và hấp dẫn. Trọng lượng mỗi gói khoảng 50-100 grams. Có rất nhiều hạng khác nhau, thường giá cả từ 1000-6000 yen/100 grams (9- 50 $US).

Khi mở gói trà hay hộp trà ngươì ta nhận thấy ngay đặc tính của loại này là có mùi thơm rất dịu, cánh trà nhỏ màu xanh đậm, có màu xanh cuả bột trà bám trên thành bao alumin hay thành hộp trà, đó là loại trà bột (dùng trong lễ dâng trà) được nhà sản xuất cho vào để làm gia tăng phẩm chất. Càng nhiều trà bột cho vào càng ngon và càng mắc giá.

Khi pha trà lần đầu (60 độ, 2 phút) chỉ để hoà tan loại trà bột và một phần nào hương vị của cánh trà mà thôi. Chính vì vậy lần uống đầu tiên này mang đến khẩu vị nhiều hơn là mùi vị. Nhưng ở lần pha thứ hai và thứ ba lượng trà bột đã giảm sút nhưng nhờ nhiệt độ nước pha cao (80-90 độ) làm bốc hơi mùi vị thơm của cánh trà. Với loại trà trung bình hạng tốt, người ta có thể pha lần thứ tư vẫn còn mùi vị ngon của trà.Tóm lại lần pha trà đầu tiên để người ta thưởng thức "Vị" của trà, từ lần thứ hai, thứ ba người ta thưởng thức "HƯƠNG" của trà.

Ðây là loại trà thường uống hàng ngày ở những gia đình khá giả hay để đãi khách cũng như ở các văn phòng của các vị lãnh đạo.

c. Loại trà hảo hạng_kyokuro

Loại này là loại trà biến chế từ lá trà non (VN gọi là trà búp). Theo ý kiến của người Nhật thì những loại trà mà họ mang từ ngoại quốc vào Nhật Bản chỉ để sản xuất loại trung bình hay hơn trung bình một tí mà thôi. Còn những loại trà hảo hạng hay loại trà bột đặc biệt dùng cho các lễ dâng trà đều được biến chế từ các vườn trà đặc biệt ở miền Nam và miền Trung Nhật Bản.

Với loại trà hảo hạng, thường đóng gói rất nhỏ (35- 100 grams), thường 50 grams và được trộn vào rất nhiều trà bột . Người Nhật bản khi có dịp uống loại trà này họ tuân thủ phương pháp pha trà một cách tuyệt đối để

không phí phạm và nhất là hưởng thụ được tất cả hương vị của loại trà xanh quý và mắc tiền. Loại trà này người ta có thể pha đến lần thứ 5 nước trà vẫn thơm ngon và mát dịu. Dĩ nhiên loại này chỉ dùng trong các trường hợp tiếp đãi khách quý và trong các trường hợp đặc biệt mà thôi. Giá cả cũng rất thay đổi tùy theo nguồn gốc của vật liệu và cuả nhà sản xuất, có thể gần 50 $US cho một bịch trà khoảng 50 grams! Những người biết thưởng lãm loại trà này họ có nhiều dụng cụ phức tạp, cầu kỳ để cung ứng cho nhã khiếu uống trà của họ.

10. Công dụng của trà

- Trà xanh là “khắc tinh” của các bệnh ung thư vú và u ác tính. Những chất polyphenol có trong trà xanh có vai trò quan trọng trong việc phòng chống lại bệnh ung thư. Đặc biệt, chất chống oxy hoá EGCG (epigallotechin gallate) là loại polyphenol vô cùng mạnh mẽ, là nhân tố chủ yếu tạo nên dược tính của trà xanh. Nó có công dụng ngăn ngừa các enzyme kích hoạt sự sao chép nhân bản ở tế bào.

- Trà xanh phòng chống bệnh viêm khớp.

- Trà xanh giúp giảm tỉ lệ bệnh tim mạch. Những nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sau khi phát cơn đau tim, những bệnh nhân nghiện trà xanh cỡ nặng có tỉ lệ tử vong ít hơn 44% so với bệnh nhân không uống trà, còn những bệnh nhân uống trà xanh ở mức độ vừa phải có tỉ lệ tử vong ít hơn 22% so với những người không uống trà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trà xanh có công năng diệt khuẩn E-coli O-157. Catechin hợp chất tạo nên vị đắng của trà xanh có công dụng hữu hiệu trong việc tiêu diệt hầu hết những loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và giải trừ luôn những độc tố do vi khuẩn tiết ra, cụ thể đây là độc tố veratoxin của Ecoli -157.

- Uống trà mỗi ngày để kéo dài tuổi thọ 5 tách trà xanh/ngày. Sự kỳ diệu của tuổi thọ ở những người thường xuyên uống trà xanh là do tác dụng của hợp chất polyphenol - được biết đến như một chất chống oxy hóa có hiệu quả - tìm thấy trong trà xanh, có tác dụng tích cực trong việc kéo dài tuổi thọ của con người.

11. Những lưu ý khi sử dụng trà

Chuyện gì cũng có hai mặt của nó, có tốt thì cùng có xấu, uống trà cũng vậy, không phải cứ làm bất hành động gì miễn sao có được trà để uống là đều ngon, bổ cả. Đây là một số điều cần tránh khi bạn muốn tự mình pha một chén trà ngon.

- Không nên đun trà hoặc hãm trà trong phích nước nóng vì khi đó nhiệt độ cao làm cho chất axit tannic trong lá trà hòa tan trong nước nhiều,

chất dầu thơm bị bốc hơi phần lớn, vitamin C trong lá trà sẽ bị phá hủy, nước lại có vị đắng chát.

- Cũng không nên nhai nuốt lá trà vì có thể sẽ "ăn" vào một số chất gây ung thư. Vì trong quá trình gia công, thành phần đường trong lá trà bị phân giải do nhiệt sẽ tạo nên một số chất gây ung thư như benzopyrene.

- Không nên uống trà ngay sau bữa ăn. Trong lá trà có nhiều axit tanna. Nếu uống trà ngay sau khi ăn, protein và chất sắt trong thức ăn sẽ tác dụng kết tủa với axit tanna, gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt.

- Nếu pha trà để quá lâu, lượng caffeine tăng lên, tác dụng kích thích cao, uống vào gây khó chịu. Nước trà pha xong để sau vài tiếng sẽ xảy ra phản ứng hóa học, nước trà sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B và C sẽ bị phân hủy. Lượng axit tannic trong nước trà để lâu sẽ tăng lên, gây bất lợi đối với người bị bệnh gút và bệnh tăng axit uric. Do vậy, uống trà sau khi pha 4- 6 phút là tốt nhất.

- Trong nước trà đặc có hàm lượng caffein khá cao, khi uống vào gây kích thích trung khu thần kinh, làm tăng độ hưng phấn. Ngoài ra, axit tannic trong nước trà đặc sẽ kết hợp vĩnh cửu với vitamin B trong cơ thể, dễ gây bệnh thiếu vitamin B. Axit tannic làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây kết tủa protein, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Trà đặc còn làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong thức ăn, lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu.

- Khi đói bụng, việc uống trà sẽ làm loãng dịch vị, giảm thấp chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm dạ dày.

- Không nên dùng nước trà để uống thuốc. - Không nên pha trà với nước lạnh.

Một phần của tài liệu CHANOYU_TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN (Trang 28 - 31)