Nguyên nhân

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (Trang 33 - 41)

1. Tổng quan về FDI

3.4 Nguyên nhân

trung chủ yếu vào khu vực công nghiệp chế tạo xuất khẩu nên xuất khẩu và FDI bổ sung cho nhau (S.Anwar và đồng sự, 2010). Tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp FDI là 55%. Tuy nhiên, đây chỉ là một mặt của vấn đề. Doanh nghiệp FDI làm tăng nhập khẩu thông qua nhập khẩu phát minh, bí quyết sản xuất nhằm tăng lợi nhuận đồng thời hoạt động chuyển lợi nhuận ra nước ngoài làm gia tăng thâm hụt trong tài khoản vãng lai.

Xu hướng và cơ cấu cán cân vãng lai và cán cân vốn trong cán cân thanh toán

Nguồn: Ước tính của NHNN, IMF và World Bank

3.4 Nguyên nhân dẫn đến mặt tích cực và hạn chế trong thu hút FDI vào Việt Nam: Nam:

Việt nam đã ký các cam kết liên quan đến đầu tư nước ngoài và điều chỉnh luật đầu tư nước ngoài: Việt Nam đã ký các hiệp định song phương và đa phương về đầu tư nước ngoài như: Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS), hiệp định đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN,... trong những cam kết đó đặc biệt phải kể đến là hiệp định thương mại tự do của WTO.

Nguồn:“FDI: Tác động và chính sách“, Trương Quang Hùng ,chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

Việc sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài cũng đã góp phần cho việc thu hút vốn FDI của Việt Nam, cụ thể từ khi Luật đầu tư nước ngoài được thực thi từ năm 1988 đến nay đã có 3 lần sửa đổi vào các năm 1992, 1996, 2000 và ban hành luật doanh nghiệp thống nhất vào năm 2005. Chính những điều chỉnh này đã tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng tiếp cận môi trường kinh doanh Việt Nam.

Môi trường xã hội và chính trị ổn định

Sự ổn định về chính trị và xã hội là yêu cầu đầu tiên quan trọng nhất, quyết định đối với việc thu hút các TNCs. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nền chính trị xã hội của nước ta luôn ổn định. Theo đánh giá của các TNCs thì Việt Nam được coi là nước có sự ổn định về chính trị và xã hội đặc biệt cao, không tiềm ẩn xung đột về tôn giáo và sắc tộc. Đó là điều kiện cơ bản để đảm bảo cho sự phát triển của kinh tế đối ngoại, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các TNCs nói riêng.

Đường lối đối ngoại mở rộng và tích cực

Cùng với sự ổn đinh về chính trị - xã hội, Việt Nam có đường lối đối ngoại mở rộng, đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược mở cửa hướng về xuất khẩu, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư nước ngoài.

Với phương châm “Việt nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế” nước ta đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình thích hợp và thực

thành viên thứ 7 của ASEAN từ ngày 28/7/1995, gia nhập APEC tháng 11/1998, là thành viên đầu tiên của ASEM, là thành viên chính thức của WTO từ ngày 11/1/2007.

Hiện nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 176 nước, quan hệ buôn bán với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ và tiếp nhận đầu tư trực tiếp của 92 nước. Chính việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cần thiết và thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài của các TNCs.

Lợi thế so sánh:

Việt Nam có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi. Nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Nam Á, các tuyến đường hàng không và hàng hải trên thế giới đều rất gần Việt Nam, tạo điều kiện cho giao thương buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng và đứng thứ 7 trong số 15 quốc gia giàu tài nguyên nhất thế giới. Người lao động Việt Nam rất sáng tạo, cần cù, chăm chỉ trong công việc.

Bên cạnh những mặt thuận lợi thì thực tế thu hút vốn FDI nói chung còn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó một số vấn đề khó khăn đặc biệt phải kể đến như sau:

Nền kinh tế thị trường còn sơ khai:

Hơn 20 năm qua nền kinh tế của Việt Nam đã thành công trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường của Việt Nam còn rất sơ khai. Tính chất sơ khai được biểu hiện ở những khía cạnh như:

- Thị trường hàng hoá dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn hẹp và còn nhiều hiện tượng tiêu cực (hàng giả, hàng lậu, hàng nhái nhãn hiệu làm rối loạn thị trường).

- Thị trường hàng hoá sức lao động mới manh nha. Một số trung tâm giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động mới xuất hiện nhưng đã nảy sinh nhiều hiện tượng bất cập. Nét nổi bật của thị trường này là sức cung về lao động lành nghề nhỏ hơn rất nhiều so với mức cầu.

- Thị trường tiền tệ và thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều trắc trở. Thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động nhưng vẫn còn thiếu “hàng hoá” để mua bán và chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Theo kết quả điều tra của viện Nghiên cứu kinh tế trung ương và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản cho thấy phần lớn các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 - 3 thế hệ. 80% - 90% công nghệ nước ta đang sử dụng là công nghệ ngoại nhập. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ ớ mức thấp, chi phí chỉ khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu, so với mức 5% ở Ấn Độ hay 10% ở Hàn Quốc. Theo đánh giá của Bộ KH&CN thì đổi mới công nghệ thuộc loại năng lực yếu nhất của các doanh nghiệp Việt Nam. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) chưa thực sự được các công ty quan tâm một cách thích đáng. Phần lớn chỉ giành một phần kinh phí rất hạn hẹp (dưới 0.2% doanh thu) cho hoạt động này.

Với quy mô còn nhỏ bé, lại yếu kém về năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam chưa trở thành các đối tác thực sự tin cậy và ngang tầm để các TNCs tin tưởng đặt quan hệ làm ăn lâu dài. Đây cũng là khó khăn trở ngại rất lớn mà chúng ta cần phấn đấu để nhanh chóng vượt qua.

Chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư

Chất lượng lao động Việt Nam là mối quan ngại đối với nhà đầu tư. Có 23% lao động làm việc cho các công ty nước ngoài có bằng đại học, cao đẳng, 27% được đào tạo nghề trong khi đó gần 40% doanh nghiệp FDI cho rằng cần đầu tư để đào tạo tại chỗ cho người lao động. Số doanh nghiệp nước ngoài lạc quan về đào tạo nghề và lạc quan về chất lượng giáo dục phổ thông của Việt Nam chỉ đạt ở mức 21% và 18%.

Chất lượng lao động

Nguồn: Trương Quang Hùng, “FDI: Tác động và chính sách“, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

Thể chế và luật pháp còn nhiều hạn chế

Trong những thập kỷ vừa qua, Nhà nước đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc xây dựng hệ thống pháp luật. Tuy vậy, hệ thống luật pháp của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:

Tính minh bạch, nhất quán và ổn định của của luật pháp là nhược điểm lớn nhất. Chính sự thiếu minh bạch của luật pháp đã tạo ra những kẽ hở cho tệ nạn nhũng nhiễu, lộng quyền và gây phiền hà với các nhà đầu tư. Tình trạng không nhất quán và không ổn định của luật pháp kéo theo những thay đổi khó lường trước đối với doanh nghiệp và làm cho một số nhà đầu tư không thể thực hiện được những dự tính ban đầu của mình.

Các cơ quan thanh tra nhận được phản hồi

Nguồn: Trương Quang Hùng, “FDI: Tác động và chính sách“, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

Các văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính nhất quán về nội dung và thời hiệu thi hành. Nhiều nội dung còn dừng lại ở mức chung chung chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể. Sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các luật với nhau, giữa luật và pháp lệnh, nghị định, thông tư đã làm cho các đối tượng thi hành luật gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng chính là kẽ hở để các tổ chức và cá nhân lách luật trong các hoạt động không hợp pháp.

Tình trạng phép vua thua lệ làng là khá phổ biến trong việc một số cơ quan trung ương và chính quyền địa phương tự ý ban hành các văn bản trái với luật hoặc không thi hành luật.

Cảm nhận về sự thay đổi thể chế

Nguồn: “FDI: Tác động và chính sách“, Trương Quang Hùng, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

Cơ sở hạ tầng kĩ thuật chưa tương xứng với tốc độ phát triển:

Kết cấu hạ tầng của Việt Nam chưa phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế về chi phí và chất lượng. Theo kết quả điều tra do Viện Nghiên cứu phát triển Đức (GDI) tiến hành cho thấy hơn 2/3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải dùng đường bộ để vận tải hàng hoá của mình. Đồng thời họ còn cho biết, chi phí vận tải của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với bình quân chung trong khu vực và hầu hết các nước quanh vùng. Chẳng hạn giá vận chuyển một Container 40feet từ Việt Nam đi Nhật Bản là 1500 USD, gấp 2 lần so với Malaysia, cao hơn 500USD so với Philipin, 600USD so với Ấn Độ, 200USD so với từ Thái Lan. Theo đánh giá của UNDP thì mật độ đường giao thông/km của Việt Nam chỉ bằng 1% mức trung bình của thế giới, tốc độ truyền thông trung bình của Việt Nam chậm hơn thế giới 30 lần.

Chất lượng đường giao thông và khu công nghiệp

Nguồn:“FDI: Tác động và chính sách“, Trương Quang Hùng, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

Tóm lại, kể từ khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư Nước ngoài thì con đường để các TNCs đầu tư vào Việt Nam đã được khai thông. Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc thu hút vốn FDI về tổng số vốn đầu tư, số dự án, số lượng nhà đầu tư. Nguồn vốn FDI này cũng có tác động rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khiến cho môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn. Để tăng cường thu hút vốn FDI từ các TNCs Việt Nam cần có những giải pháp đồng bộ và nhất quán.

4. Giải pháp

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w