1. Tổng quan về FDI
4.2 Phát triển khả năng hấp thụ luồng vốn FDI
Phát triển vốn con người:
Nước tiếp nhận chỉ có thể nhận được lợi ích của FDI nếu quốc gia này có đội ngũ lao động được đào tạo và giáo dục tốt (Lumbila, 2005). Thiếu đội ngũ lao động chất lượng cao sẽ làm cho quá trình giải ngân và thực hiện các dự án đầu tư chậm lại. Như vậy, vốn con người là yếu tố quan trọng trong việc tăng cường năng lực hấp thụ ở cấp doanh nghiệp nói riêng và cấp quốc gia nói chung.
Một ví dụ điển hình là Ấn Độ. Để tạo ra sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh với các nước châu Á khác, đặc biệt là Trung Quốc, vốn có nhiều lợi thế về lao động dồi dào và rẻ, Ấn Độ không chọn tài nguyên hay lao động giản đơn mà sử dụng tri thức là “chất xúc tác”. Ấn Độ đã áp dụng một chính sách giáo dục thích hợp với nhu cầu thời đại. Hàng năm, Ấn Độ đào tạo được khoảng hơn 3 triệu cử nhân, trong số đó nhiều người có trình độ chuyên môn cao về kỹ thuật, kinh doanh hay y học. Số trường kỹ thuật tính đến năm 2004 đã lên tới khoảng 1.600 trường. Nhờ lợi thế về tiếng Anh, lao động Ấn Độ tiếp thu rất nhanh các ngành khoa học phương Tây, thích ứng nhanh với những đòi hỏi mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và điện tử. Chính những biện pháp trên, tổng số vốn FDI vào Ấn Độ đã liên tục tăng trong những năm gần đây.
Phát triển hệ thống tài chính:
Một hệ thống tài chính nếu được phát triển tốt sẽ giúp giải ngân vốn và chuyển vốn vào những dự án có tỷ suất sinh lời cao.
Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Cơ sở hạ tầng mạnh là một chỉ số cho năng lực thu hút đầu tư của một quốc gia. Cơ sở hạ tầng kém có thể làm tăng chi phí và lãng phí thời gian. Cơ sở hạ tầng mạnh sẽ hỗ trợ cho hoạt động sử dụng cũng như thu hút dòng vốn FDI.
Ở Việt Nam, vấn đề về cơ sở hạ tầng càng cần phải được xem xét. Bắt đầu từ hệ thống dịch vụ gắn liền với điện, nước, vận tải, truyền thông. Trong ngành vận tải lại cần phải chú ý đến các dịch vụ đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển. Giải quyết tốt các vấn đề này, dòng vốn FDI đỗ vào nước ta chắc chắn sẽ vận hành dễ dàng hơn.
Phát triển năng lực công nghệ: Hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam là yếu trong khâu sử dụng và cải tiến công nghệ, điều này làm cho các nhà ĐTNN không thể tin cậy ở đối tác của mình trong năng lực sản xuất. Vì thế, muốn thu hút được các doanh nghiệp nước ngoài thì trước hết doanh nghiệp trong nước cần cải thiện công nghệ sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác và bắt kịp tốc độ phát triển công nghệ thế giới.
Phát triển thể chế:
Phát triển và hoàn thiện thể chế bao gồm luật bảo vệ quyền tài sản, luật chống tham nhũng, thủ tục hành chính, khuyến khích môi trường kinh doanh cạnh tranh… Khi quyền tài sản được bảo vệ bởi luật, nhà đầu tư cảm thấy an toàn và có động cơ đầu tư. Bên cạnh đó, hệ thống điều tiết rõ ràng, hiệu quả kết hợp với quyền tài sản được minh định sẽ làm tăng niềm tin của nhà đầu tư và dòng vốn FDI cũng được sử dụng có trách nhiệm hơn.
5. Dự báo
Trên thực tế những năm gần đây, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài FDI thường tập trung vào những lĩnh vực thu lợi nhuận cao như bất động sản và chứng khoán. Tuy nhiên, hai kênh đầu tư này đang kém hấp dẫn và làm cho nhà đầu tư nước ngoài chịu nhiều thua lỗ. Các doanh nghiệp đầu tư tại các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng cũng chịu nhiều áp lực về chi phí đầu vào tăng cao. Thêm vào đó, biến động tỷ giá sẽ gây bất lợi cho lợi nhuận họ tạo được. Do vậy, dòng vốn FDI có hướng giảm, và có thể những nhà đầu tư này sẽ rút tiền về chuyển sang đầu tư tại các nước khác có nhiều lợi thế hơn.
Tuy nhiên, trong báo cáo mới nhất về Việt Nam, đơn vị Thông tin Kinh tế (EIU) thuộc Tạp chí Nhà Kinh tế Anh dự báo rằng: bất chấp những quan ngại về chất lượng của môi trường kinh doanh tại Việt Nam và xu hướng đi xuống tại các dự án nước ngoài đầu tư đã lên kế hoạch trước, tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhìn chung vẫn khá lạc quan. Thêm vào đó, việc VN hiện đứng thứ 78/183 nước theo bảng xếp hạng mức độ thuận lợi kinh doanh năm 2011 do Ngân hàng Thế giới (WB) và Công ty Tài chính quốc tế (IFC) đồng thực hiện càng tạo them cơ hội thu hút ĐTNN cho nước ta.
Ngoài ra, World Bank cũng bổ sung thêm rằng, chính sách gần đây của Việt Nam đánh dấu bước đi đúng hướng, hạ nhiệt chu kỳ tăng trưởng quá nóng, tăng trưởng chậm lại và khôi phục hình ảnh của một đất nước được coi như điểm đến hấp dẫn nhất của dòng vốn FDI trong khu vực. Hơn thế nữa, xu hướng di chuyển của dòng FDI đang dần hướng sang các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi khi mà châu Âu, Mĩ, Nhật Bản đang gặp
trục trặc về kinh tế, chính trị thì trong những năm tới đây, khả năng thu hút FDI của Việt Nam khá triển vọng.
Nguồn: UNCTAD (2011)
KẾT LUẬN
Một lần nữa chúng ta khẳng định vai trò to lớn của FDI trong quá trình đổi mới và mở nền kinh tế nền kinh tế. Để FDI đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế cũng như tối đa hóa lợi ích mà FDI có thể mang lại đòi hỏi có cách tiếp cận bao quát, hài hòa hơn trong xây dựng chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phải có biện pháp chú trọng tới thu hút đầu tư, bên cạnh là những biện pháp cần thiết để xúc tiến đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, và đặc biệt chú trọng hơn tới hiệu quả sử dụng vốn, giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI để tránh những hệ lụy có thể dẫn đến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
UNCTAD, World investment report 2011- Non-equity modes of international production and development.
Luật doanh nghiệp 2005. EIU (2010).
www.fia.mpi.gov.vn
http://www.smartplanet.com/blog/smart-takes/top-10-innovative-countries-denmark-leads- world-in-2010-sweden-us-follow/13487