Nông nghiệp

Một phần của tài liệu Sóc sơn Hà Nội (Trang 25 - 42)

Phát triển kinh tế trong nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp dịch vụ gắn với quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tốc độ tăng trưởng bình quân vượt 3.5%/năm; Giá trị bình quân/ha đất canh tác năm 2008 đạt 45 triệu đồng/ha, đến 2010 vượt 50 triệu đồng/ha; Cơ cấu nội ngành nông nghiệp_trồng trọt, chăn nuôi_ 45%-55% năm 2008 và đạt 35% đến 65% năm 2010.

 Trồng trọt: Giảm diện tích các loại cây trồng có năng suất thấp, gía trị kinh tế thấp: lúa, khoai lang, sắn, tăng diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao: lạc, đậu tương, rau, hoa, cây môi trường, nâng cấp cây chè, phát triển diện tích trồng có dể phục vụ chăn nuôi.

 Chăn nuôi: Tăng nhanh tổng đàn bò, đàn lợn, đàn gia cầm theo hướng chất lượng cao.

 Thuỷ sản: Phát triển mạnh thuỷ sản ở các vùng trũng, vùng có mặt nước: hồ dập.  Kinh tế trạng trại: phát triển mạnh mô hình kinh tế trang trại phấn dấu dến 2008 có 150 và năm 2010 trên 200 trang trại đạt tiêu chí.

3.2.1.2. Công nghịêp_ thủ công nghiệp.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp 18-20%.

Đến 2008 xây dựng xong hạ tầng và lấp đầy các cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Mai Đình, khu công nghiệp Nội Bài giai đoạn 2, khu công nghiệp tập trung Sóc Sơn giai đoạn1 (50 ha).

Đến năm 2010 dầu tư xây dựng xong hạ tầng và lấp đầy khu công nghiệp tập trung Sóc Sơn giai đoạn 2; Xây dựng 1-2 cụm công nghiệp vừa và nhỏ khác tại trung tâm vùng Minh trí_Tân Dân, Nỷ_ Trung Giã.

Quy hoạch và khuyến khích đầu tư để khai thác các tiềm năng về đất đai, vật liệu xây dựng…

Đến năm 2010 các làng nghề Xuân Giang, Xuân Thu được hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng với quy mô 3-5 ha; phát triển 1-2 nghề có sản phẩm gắn liền với phục vụ du lịch, văn hoá: gồm mây tre mỹ nghệ, đồng thời di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư.

3.2.1.3. Dịch vụ_thương mại.

Phấn đấu tốc độ gia tăng giá trị sản xuất ngành dịch vụ cao hơn 10%/năm. Tân Dân, Tân Minh, Thá (Xuân Giang), Yên Tàng (Bắc Phú). Yêm (Đông Xuân), Nam Cương (Hiền Ninh), đến năm 2010 xây dựng và cải tạo xong các chợ Thanh Xuân và 1-2 chợ khu vực công nghiệp, du lịch; đến 2008 có 50% và 2010 có 100% chợ chuyển đổi xong sang mô hình hoạt động Doanh nghiệp, công ty cổ phần, HTX..

Đến năm 2010 bcó 1-2 trung tâm thương mại, 1-2 siêu thị ở Thị Trấn, khu công nghiệp, du lịch.

Quy hoạch và Xây dựng các khu dịch vụ: Dịch vụ ăn uống, cửa hàng xăng dầu, cửa hàng lưu niệm, khu nhà ở cho công nhân, các điểm giao dịch của ngân hàng, các điểm rút tiền tự động, mạng lưới thông tin liên lạc tại thị trấn, khu công nghiệp, khu công nghiệp.

Xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch và tạo các sản phẩm du lịch phong phú, du lịch lễ hội, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái… huy động và kết hợp các nguồn lực để đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái đền Sóc, Núi Đôi, phấn đấu đến 2007 sân Golf Minh Trí được đưa vào hoạt động, đến 2010 bước vào hoạt động; chuẩn bị và xây dựng công viên giải trí Núi Đôi.

Hình thành tuyến du lịch trong địa bàn huyện kết hợp với xây dựng tuyến du lịch nối Sóc Sơn với các khu du lịch Đại Lải, Núi Cốc.

3.2.2. Quản lý đất dai, xây dựng.

Đến 2007 hoàn thành các quy hoạch: Quy hoạch chung, điều chỉnh qui hoạch kinh tế xã hội huyện, qui hoạch sản xuất nông nghiệp, vì điều chỉnh quy hoạch chi tiết thị trấn; qui hoạch chi tiết xã Thanh Xuân, Phù linh, các qui hoạch lĩnh vực: Thuỷ lợi, phân loại rừng, sử dụng đất; đến năm 2020 hoàn thành các quy hoạch trung tâm vùng, chi tiết các xã: Phù Lỗ, Tiên Dược, Trung Giã, Minh Trí, Đông Xuân.

Quản lý chặt chẽ đất đai,sử dụng đất có hiệu quả, đúng quy hoạch; thực hiện tốt công tác quản lý xây dựng, trật tự đô thị, quản lý môi trường.

Quy hoạch hệ thống thoát nước thải, rác thải đặc biệt là tại các khu công nghiệp, du lịch; Tổ chức tốt công tác thu gom, vận chuyển rác thải, phối hợp với các sở ngành trong việc xử lý môi trưòng tại bãi rác Nam Sơn.

Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng văn minh, hiện đại, đồng thời tăng cường quản lý và khai thác có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng đã có; tập trung dồn sức hoàn thành các dự án theo kế hoạch 61/KH_UB của UBND thành phố đúng

tiến độ, đảm bảo chất lượng để phát huy hiệu quả công trình, đồng thời tạo điều kiện thu hút đầu tư vào huyện.

3.2.3. Văn hoá, xã hội.

Phấn đấu đến năm 2010 có 90-90% gia đình dạt chuẩn gia đình văn hoá. Hỗ trợ đầu tư 10-15 nhà văn hoá thôn làng/năm để đến 2010 sơ bản các thôn có nhà văn hoá.

Đảm bảo huy động 100% trẻ 6 tuổi đến trường. Đến năm 2010 nâng tỷ lệ huy động trẻ đến nhà trẻ 17-18%, mẫu giáo lên 84-86%; nâng tỷ lệ học sinh vào PTTH lên 70% năm 2007; Duy trì phổ cập tiểu học và trung học cơ sở phấn đấu hoàn thành công tác phổ cập THPT vào năm 2010; hàng năm có từ 6-7 trường đạt tiêu chuẩn Quốc Gia để đến năm 2010 nâng tỷ lệ số trường đạt chuẩn quốc gia lên 40-45%; nâng tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn năm 2010 với mầm non lên 31%, tiểu học lên 90% và trung học THCS lên 55%.

Thực hiện tốt công tác đào tạo lao động giải quyết việc làm, phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm cho từ 7.200-7.500 lao động.Chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, đặc biệt là lao động trong nông nghiệp còn chiếm 70%, đến 2010 còn dưới 60%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong nông thôn đến 2010 từ 36-38%; trung bình hàng năm đào tạo nghề cho 2000-3000 lao động.

Đến 2007 có 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, Giảm tủ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em năm 2008 dưới 18% đến 2010 còn dưới 14.5%; trên 99% trẻ em được tiêm chủng mở rộng.

Thực hiện tốt chương trình dân số kế hoạch hoá gía đình, tỷ lệ sinh đến 2008 dưới 16.5% trong đó tỷ lệ sinh con thứ 3 dưới 14.2%; đến 2010 còn dưới 16%, tỷ lệ sinh con thứ 3 dưới 13.8%.

Vừa quan tâm phát triển thể thao quần chúng, vừa chú trọng phát triển thể thao mũi nhọn, phấn đấu đến 2010 có từ 20-25% dân số tập luyện thể thao.

Làm tốt công tác giảm nghèo, bình quân mỗi năm giảm tỷ lệ nghèo 3-3.2% để đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn 2-3%; đến 2008 không còn xã có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 15%; xoá cơ bản nhà dột nát cho gia đình chính sách vào năm 2007 và cho hộ nghèo vào năm 2008.

Tích cực đấu tranh phòng chống và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, không để tình trạng tệ nạn xã hội gây nhức nhối trong dân.

Tiếp tục triển khai và thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, thực hiện tốt qui chế chủ từng bước nâng cao hiệu quả và hiệu lực của chính quyền các cấp, triển khai và thực hiện tốt chương trình kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010.

Triển khai và thực hiện kế hoạch hành động của UBND huyện về thực hiện luật phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Tăng cường công tác tiếp dân giải quyết đơn thư, giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, hiệu quả đúng qui tránh phiền hà sách nhiễu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật.

3.2.5. An ninh quốc phòng.

Tăng cường xây dựng lực lượng công an huyện, công an xã trong tình hình mới cả về chính trị tưởng, tổ chức, trang thiết bị và an ninh tổ quốc, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, giữ vững sự ổn định an ninh chính trị, nâng cao hiệu quả đấu tranh trấn áp tội phạm tham nhũng và tệ nạn xã hội, làm giảm rõ rệt tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Qui hoạch khu căn cứ chiến đấu hậu phương của huyện, các khu sơ tán giãn dân, khu sơ tán các nhà máy. Phối hợp cùng bộ chỉ huy quân sự thành phố xây dựng các căn cứ hậu phương của thành phố trên địa bàn huyện. Tiếp tục xây dựng lực lượng dân quân sự quân sự tự bảo vệ đạt 1.5% tổng dân số; đến 2010 có 100% cán bộ xã hội xã hội đủ tiêu chuẩn theo qui định; Thực hiện nghiêm túc chế độ tập huấn, huấn luyện, phấn đấu hàng năm có 25% cơ sở tổ chức diễn tập. Duy trì thực hiện nghiêm túc pháp lệnh về lực lượng dân quân tự vệ, luật nghĩa vụ quân sự, hoàn thành 100% chỉ tiêu động viên tuyển quân hàng năm.

Chương IV: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH TẾ- XÃ HỘI 5 NĂM 2006-2010.

4.1. quy hoạch.

Đẩy nhanh công tác qui hoạch xây dựng và quy hoạch ngành: Quy hoạch chi tiết thị trấn, qui hoạch phát triển nông nghiệp, qui hoạch một số trung tâm vùng, khu dân cư, qui hoạch sử dụng đất và phân loại rừng; quy hoạch làng du lịch sinh thái Đình Phú; giao phòng xây dựng đô thị chủ trì, lập kế hoạch triển khai cụ thề, thời gian hoàn thành từ 2006-2010.

4.2. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội.

 Kết cấu hạ tầng kỹ thuật: trong năm tới chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng đặc biệt là giao thông, cấp nước đây là khâu đột phá tạo ra bước ngoặt mới về điều kiện để thu hút đầu tư vào huyện.

Giao thông: Trọng tâm đầu tư xây dựng mới đường vào các khu công nghiệp, du lịch : đến 2007 hoàn thành các tuyến đường QL 3- khu công nghiệp Nội Bài- đường 31, đường nối quốc lộ 3- khu du lịch đền Sóc, đường 131- Đồng quan-đường 35, cầu Đò Lo, cầu thống nhất, đến 2010 hoàn thành các tuyến đường: Đường 35- sân Golf, đường 35 đền Sóc, đường QL 3- khu công nghiệp tuyến 2, cải tạo đường 35, đường 16, đường 35 bãi rác Nam Sơn: Từng bước nâng cấp các tuyến đường liên xã từ cấp 5 cấp 6 lên cấp 4 đồng bằng; nâng cấp đường Núi Đôi- Thá, núi Đôi- Đông Bắc, QL 2- cầu Đò So, tiếp tục hỗ trợ xây dựng đường giao thông nông thôn các thôn làng mà tập trung chính các xã vùng núi, xã khó khăn.

Cấp nước: Tập trung quy hoạch cấp thoát nước, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống cấp nước cho các khu công nghiệp,du lịch, đô thị đến năm 2007 hoàn thành cấp giai đoạn I cho khu vực Thị Trấn và các vùng ven, cụm công nghiệp vừa và nhỏ Mai Đình, Khu công nghiệp Nội Bài, khu công nghiệp Sóc sơn, khu du lịch đền Sóc.

Thuỷ Lợi: 2007 hoàn thành đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng tiêu nội đồng vùng trũng Đông bắc để chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng đông bắc; 2008 hoàn thành nâng cấp đê và cứng hóa mặt đê; đến 2010 cứng hoá hệ thống kênh mương từ 85- 90%; đầu tư xây dựng hệ thống liên hồ phục vụ phát triển du lịch, nông nghiệp.

Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng: hỗ trợ bờ vùng chăn nuôi thuỷ sản, nhà lưới, đường giao thông.

Giáo dục: đào tạo, đến 2008 hoàn thành và đưa vào sử dụng các trường: trung tâm giáo dục thường xuyên, nâng cấp trung tâm dạy nghề, trường, trung học kỹ thuật đa ngành, trường TH Mai Đình B, THCS Thị Trấn, THCS Xuân Giang; mỗi năm phấn đấu đầu tư 6-7 trường để đạt chuẩn quốc gia đầu tư xây dựng mỗi năm 3-4 trường mầm non trung tâm xã.

Y tế: đến 2008 nâng cấp xong trung tâm y tế đủ tiêu chuẩn bệnh viện cấp 2; đến 2010 xây dựng xong 2 phòng khám đa khoa khu vực; đến 2010 có 70-80% trạm y tế được nâng cấp.

Cơ bản hoàn thành xây dựng trung tâm văn hoá thôn làng; xây dựng nhà văn hoá thanh niên thiếu nhi, thư viện, công viên Núi Đôi, nâng cấp hệ thống đài truyền thanh xã.

4.3. Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ.

 Nông nghiệp.

Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ( theo biểu 5)

Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, lựa chọn đầu tư nâng cấp một số sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao để chế biến xuất khẩu, chè, rau, phát triển mô hình kinh tế trang trại để vừa sản xuất kinh doanh, vừa phục vụ du lịch sinh thái.

- hỗ trợ đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản

xuất; hỗ trợ nâng cấp chè, giống vật tư phân bón, tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ tinh thần, dộng viên.

- Tuyên truyền vận động nhâ dân dồn điền đoỏi

thửa.

- Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư sản

xuất nông nghiệp, chế biêns , bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.  Công nghiệp- TTCN.

Xây dựng các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu công nghiệp tập trung trên địa bàn huyện, thực hiện tốt chương trình khuyến khích phát triển công nghiệp- TTCN của huyện uỷ: tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư vào cụm công nghiệp, khu công nghiệp trên địa bàn.

Đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp, giao thông, cấp nước, điện để thu hút nhà đầu tư.

Tuyên truyền các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư trong nước và đặc biệt là cơ chế đặc thù theo quyết định 57/QĐ-UB của Thành phố.

Đẩy nhanh mạnh việc thực hiện chính sách khuyến công theo đề án khuyến công của sở Công nghiệp.

Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút lao động để đáp ứng yêu cầu các doanh nghiệp: tâp huấn nghiệp vụ quản lý cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư: giải phóng mặt bằng, bảo đảm an ninh trật tự.

Có các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề : đào tạo nghề, hỗ trợ các công nghệ mới, xúc tiến thương mại.

 Dịch vụ, thương mại.

Khuyến khích tạo điều kiện các tổ chức cá nhân đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, giải phóng mặt bằng nhanh, đề xuất ưu dãi về thuế.

Tuyên truyền, quảng bá: Tăng cường công tác tuyên truyền để thu hút đầu tư cũng như thu hút khách du lịch đến du lịch nghỉ ngơi.

Đào tạo lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch.

Khôi phục và tổ chức lễ hội hiện có để kết hợp văn hoá lễ hội với du lịch; Củng cố, kiện toàn các hợp tác dịch vụ nông nghiệp, các doanh nghiệp huyện quản lý hoạt động trong lĩnh vực thương mại, du lịch.

Kiện toàn bộ máy, con người làm công tác thương mại, du lịch.

Đẩy nhanh công tác xã hội hoá trong các lĩnh vực: Thu gom rác thải, vận chuyển rác, bãi đỗ xe tĩnh.

4.4. Giải pháp về vốn.4.4.1.vốn đầu tư. 4.4.1.vốn đầu tư.

 Đầu tư xây dựng hạ tầng: 3.070 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước khoảng 1850 tỷ đồng, vốn các doanh nghiệp và nhân dân đóng góp 1.215 tỷ đồng:

Trong vốn ngân sách chia ra:

-vốn do các cơ sở ngành đầu tư khoảng 495 tỷ đồng

-Vốn do huyện làm chủ đầu tư khoảng 1.360 tỷ đồng chia ra: + Vốn xây dựng cơ bản: 835 tỷ đồng.

+ Vốn chống xuống cấp: 221 tỷ đồng.

+ Vốn sự nghiệp 307 tỷ đồng. ( Sự nghiệp kinh tế 126 tỷ đồng, sự nghiệp văn hoá xã 166 tỷ đồng, sự nghiệp an ninh quốc phòng 15 tỷ đồng)

+ Vốn cho các xã nghèo có tỷ lệ hộ nghèo trên 15%: 45 tỷ đồng  Vốn đầu tư cho sản xuất 3000 tỷ đồng.

4.4.2. Về nguồn.

 Ngân sách:

- thu từ đấu giá quyền sử dụng đất; cho thuê và đấu

Một phần của tài liệu Sóc sơn Hà Nội (Trang 25 - 42)