Thuận lợi

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình sản xuất lúa tại xã Mỹ Thắng - huyện Phù Mỹ - tỉnh Bình Định (Trang 36 - 37)

- Những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt các chính sách như giao đất nông nghiệp lâu dài cho các hộ gia đình, miễn thuế, thuỷ lợi phí ... đã tạo sự động lực cho người dân đầu tư thâm canh, cải tạo đất đai.

- Hàng năm, UBND tỉnh và huyện đều đầu tư kinh phí hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn (Mỹ Thắng là xã bãi ngang), ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, hỗ trợ giống lúa cho nông dân nghèo. Ngoài ra, Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm Khuyến nông hàng năm đều tổ chức 5 – 6 lớp tập huấn cho nông dân, giúp người dân tiếp cận được những giống lúa, kỹ thuật canh tác mới.

- Giá cả các mặt hàng nông sản luôn ổn định và ở mức cao đã làm người dân bắt đầu quan tâm và ngày càng gắn bó với đồng ruộng, gắn bó với cây lúa.

- Hạ tầng nông thôn, đặc biệt hệ thống thuỷ lợi được đầu tư xây mới và nâng cấp. Bằng các nguồn vốn của tỉnh, huyện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã nâng cao năng lực tưới của các công trình thuỷ lợi.

- Nguồn lao động nông thôn dồi dào, với bản chất cần cù, chịu khó cùng với kinh nghiệm trong sản xuất cây lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc đưa các giống mới, các giải pháp canh tác vào đồng ruộng.

- Thực hiện có hiệu quả công tác “dồn điền đổi thửa”, quy hoạch lại vùng sản xuất. Bước đầu đã áp dụng cơ giới hoá trong nông nghiệp như khâu làm đất, thu hoạch.

- Các chương trình tín dụng nông thôn thực hiện có hiệu quả, người dân được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, mua sắm được các máy móc phục vụ sản xuất.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình sản xuất lúa tại xã Mỹ Thắng - huyện Phù Mỹ - tỉnh Bình Định (Trang 36 - 37)