Tình hình sâu hại lúa ở xã Mỹ Thắng trong năm 2007

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình sản xuất lúa tại xã Mỹ Thắng - huyện Phù Mỹ - tỉnh Bình Định (Trang 33 - 35)

* Tình hình sâu bệnh

Như chúng ta đã biết trong sản xuất nông nghiệp hiện nay việc cơ cấu cây trồng rất đa dạng, mùa vụ xen canh, quản canh trồng nhièu chủng loại khác nhau, hệ thống canh tác cũng khác nhau dẫn đến sâu bệnh gây hại hoa màu nói chung và gây hại cây lúa nói riêng ngày càng tăng. Bên cạnh đó sử dụng thuốc trừ sâu bệnh bừa bãi làm ảnh hưởng đến chủng quần sinh học đồng ruộng, tiêu diệt các loại thiên địch, làm cho sự phát sinh, phát triển sâu bệnh hại mạnh mẽ cả số lượng và chủng loại. Chính vì vậy trong thời gian qua ở xa Mỹ Thắng được sự quan tâm của Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật hướng dẫn bố trí mật độ cây trồng hợp lý, tập huấn cho nông dân biết cách phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) để cân bằng sinh thái trên đồng ruộng. Vì vậy bà con nông dân đã biết cách phòng trừ sâu bệnh tốt hơn, giảm được chi phí cho việc phòng trừ sâu bệnh hại, hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng chất lượng sản phẩm.

Quá trình sâu bệnh hại qua điều tra phỏng vấn 90 hộ nông dân của 3 thôn trong xã đánh giá mức độ thiệt hại như sau:

Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện, các đối tượng sâu bệnh hại chính trên lúa chủ yếu là: sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh thối thân thối bẹ, bệnh lem lép hạt…. Tuy nhiên, các đối tượng sâu bệnh trên gây hại cục bộ phụ thuộc vào thời vụ, cơ cấu giống, mùa mùa… để đánh giá tình hình sâu bệnh hại lúa, chúng tôi tiến hành điều tra các loại sâu bệnh gây hại trên lúa kết quả thể hiện bảng 23.

Bảng 23: Diễn biến mức độ những sâu bệnh hại của các giống lúa trong vụ hè thu 2008.

Giống lúa Sâu hại chính Bệnh hại chính

Đục thân Cuốn Rầy nâu Đạo ôn Khô vằn Thối thân, thối bẹ Lem lép hạt OMCS 96 + + - + + + ++ - ĐV 108 + + + + ++ + + + + ML 48 + + + ++ + + + +

(Nguồn: Điều tra trên 90 hộ nông dân xã Mỹ Thắng) Chú ý: - Không nhiễm bệnh

+ Nhiễm nhẹ

+ + Nhiễm trung bình

Qua số liệu bảng 23 cho chúng ta thấy tình hình mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống lua, các thời kỳ như sau:

Các giống lúa trong cơ cấu đều nhiễm các loại sâu bệnh với mức độ khác nhau, riêng giống OMCS 96 không nhiễm rầy nâu và bệnh lem lép hạt.

Sâu đục thân các giống lúa đều nhiễm nhưng nhiễm nhẹ, đối với giống ĐV 108 nhiễm rầy nâu ở mức trung bình.

Các giống lúa đều nhiễm bệnh khô thối thân thối bẹ ở mức trung bình, các giống ĐV 108, ML 48 nhiễm bệnh khô vằn và lem lép hạt ở mức nhẹ, riêng giống OMCS 96 nhiễm bệnh khô vằn ở mức trung bình.

* Một số biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại chính

Theo Trạm bảo vệ thực vật huyện, ngay từ đầu vụ Trạm đã gửi các dự báo tình hình sâu bệnh đến các địa phương để hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, từng đợt sâu bệnh, UBND xã hướng dẫn các thôn, xóm biện pháp phòng trừ nên đã hạn chế được thiệt hại do sâu bệnh, cụ thể như sau:

- Sâu đục thân: Hướng dẫn nông dân tiến hành cày bừa kỹ, làm dầm đất, vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo sạ, gieo sạ tập trung theo trà, theo vùng. Bón phân cân đối, hợp lý theo quy trình kỹ thuật phù hợp với từng chân đất, từng giống. Hạn chế thừa đạm tránh trình trạng lúa lốp hoặc đẻ kéo dài. Ngoài biện pháp canh tác, cần sử dụng biện pháp hoá học kết hợp với biện pháp bảo vệ ong ký sinh, ngắt ở ổ trứng và dùng thuốc hoá học như: Padan 95SP, Basudin 10H.

- Sâu cuốn lá: Xuất hiện ở các giai đoạn thường ở ruộng xanh tốt, nhất là ruộng gieo khô, sử dụng các loại thuốc hoá học như karate, regent...

- Bọ trĩ: Thường gây hại khi thời tiết nắng nóng vào giai đoạn cây con, xử lý thuốc Basudin, Padan, Fatac… .

- Bệnh đạo ôn: Phát triển mạnh trên chân ruộng bón thừa đạm kết hợp với mưa và thời tiết âm u kéo dài, đêm và sáng sớm có sương mù. Khi lúa bị nhiễm phải ngừng ngay việc bón đạm Urê và xử lý bằng phun thuốc hoá học Fujione.

- Bệnh khô vằn: Phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao, nhiệt độ từ 240C – 320C, ẩm độ bảo hoà hoặc lượng mưa cao thì bệnh phát sinh, phát triển mạnh, tốc độ lây lan mạnh. Cần gieo đúng thời vụ, đảm bảo mật độ hợp lý, tránh bón đạm tập trung trong giai đoạn lúa làm đòng. Khi cây lúa bị bệnh phải dùng thuốc hoá học phun tiếp xúc với tầng lá dưới của cây kết hợp phải rút cạn nước trên ruộng (thuốcTiltsuper 300EC, Vilidacin…).

- Bệnh lem lép hạt: Xuất hiện và phát triển mạnh nếu thời tiết nắng nóng kéo dài, lúc lúa trổ 50% bệnh dể xuất hiện và gây hại, khi lúa bị bệnh thường xử lý bằng thuốc Tiltsuper 300EC, Vilidacin… .

Bệnh thối thân, thối bẹ: Thường gây hại ở một số giống nhiễm ở giai đoạn cuối đẻ nhánh đến trỗ, phát triển mạnh khi thời tiết mưa nắng xen kẽ, gió mạnh. Khi bị bệnh xử lý bằng thuốc hoá học Topsin, Top.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình sản xuất lúa tại xã Mỹ Thắng - huyện Phù Mỹ - tỉnh Bình Định (Trang 33 - 35)