Chọn giống

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng nuôi tôm sú thâm canh tại Vĩnh An-Ba Vì (Trang 32 - 33)

IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.2.5 Chọn giống

Đây cũng là một trong những nhân tố góp phần mang lại sự thành công hay thất bại cho người nuôi tôm. Khi chọn tôm giống người dân thường dùng phương pháp cảm quan để đánh giá như:

- Kích cở tôm giống tương đối đồng đều, không phân đàn.

- Tôm không có sinh vật bám, thân thon dài, cân đối, đuôi xòe khi bơi lội. - Râu, chân và các phụ bộ phải đầy đủ và sạch sẽ.

- Màu sắc tự nhiên, tươi sáng.

- Đường ruột phải chứa đầy thức ăn không bị đứt khoảng.

- Tôm phải phản xạ nhanh với tiếng động và ánh sáng không hội tụ giữa đáy thau nhựa chứa tôm.

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy các nông hộ đều chọn mua những tôm giống đã được thuần dưỡng, thuần hóa về độ mặn độ pH. Theo kết quả khảo sát cho thấy các nông hộ đều chọn giống theo kinh nghiệm của mình bằng cách cảm quan còn một số thì nhờ các kỹ sư tại địa phương chọn lựa giống để thả.

4.2.6 Thả giống

Tại vùng khảo sát, chúng tôi được biết người dân ở đây chỉ nuôi một vụ trong năm, thả giống tập trung vào tháng 1 – 2 âm lịch. Các tháng còn lại các nông hộ vẫn tiếp tục thả giống nuôi tuy nhiên rất ít nông hộ thả giống trễ vì nó gây khó khăn trong việc quản lý và chăm sóc do ảnh hưởng các chất thải từ những hộ thả trước. Đối với mô hình nuôi thâm canh tại đây, các nông hộ thả với mật độ từ 20 – 35 con/m2. Thời gian thả giống thích hợp nhất là vào lúc rạng sáng hoặc chiều mát lúc này nhiệt độ thấp không làm tôm bị stress. Hầu hết người dân ở đây đều cho bao tôm giống xuống ao khoảng 15 – 30 phút rồi đổ ra thau nhựa, cho nước từ ao nuôi vào thau từ từ đến đầy thau, để yên trong khoảng 5 – 7 phút cho tôm quen dần với môi trường mới, sau đó thả tôm ra ao từ từ. Trong thời gian thả giống tránh làm cho nước trong ao bị đục vì sẽ gây ảnh hưỡng đến tôm giống.

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng nuôi tôm sú thâm canh tại Vĩnh An-Ba Vì (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)