Thuận Lợi và Khó Khăn Trong Quá Trình Nuôi Tôm Thâm Canh Tại Xã Vĩnh An

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng nuôi tôm sú thâm canh tại Vĩnh An-Ba Vì (Trang 40 - 41)

IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.5Thuận Lợi và Khó Khăn Trong Quá Trình Nuôi Tôm Thâm Canh Tại Xã Vĩnh An

Vĩnh An

Trong quá trình khảo sát thực tế nghề nuôi tôm sú thâm canh tại xã Vĩnh An thì chúng tôi rút ra được những thuận lợi và khó khăn mà người dân nuôi tôm đang gặp phải.

4.5.1 Thuận lợi

Nghề nuôi tôm sú ở vùng này đã có từ nhiều năm nay vì vậy người dân đã có kinh nghiệm thực tiển, từ những kinh nghiệm đó sẽ giúp người dân có thể sớm phát hiện được những trường hợp thay đổi bất thường trong ao nuôi ảnh hưởng đến sức khoẻ của tôm.

Nguồn nhân lực trong vùng này rất dồi dào nên rất phù hợp cho việc mở rộng những mô hình nuôi tôm thâm canh.

Được sự ủng hộ của các tổ chức kinh tế và khuyến ngư của huyện người dân nuôi tôm được tiếp xúc với những kỹ thuật nuôi mới và các thông tin về dịch bệnh. Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn của huyện cũng đã tạo điều kiện cho người dân được vay vốn để nuôi tôm. Đây cũng là một trong những thuận lợi lớn để người dân phát triển và nâng cao các mô hình nuôi tôm trong vùng này.

Trong các vụ nuôi tôm thì phòng Thủy Sản của huyện cũng tạo mọi điều kiện mở các lớp tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật nuôi và quản lý chăm sóc.

Điều kiện khí hậu và vị trí địa lý trong huyện rất thuận lợi cho nghề nuôi tôm sú thâm canh. Xã có nhiều kênh rạch chằng chịt và giáp hai con sông lớn nên nguồn nước rất dồi dào. Các con đường đi vào xã cũng được xây dựng khá hoàn chỉnh nên rất thuận lợi cho giao thông.

4.5.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi ngưòi dân trong vùng cũng gặp nhiều khó khăn như nguồn giống trôi nổi còn nhiều, giá cả con giống cao và một số con giống không được kiễm tra chất lượng kỹ nên dễ mang các mầm bệnh cho ao nuôi.

Nguồn nước nuôi bị ô nhiễm do người dân loại bỏ trực tiếp chất thải và bùn dưới đáy ao ra kênh rạch. Khi có trường hợp bị nhiễm bệnh thì dễ gây lây lan cho các ao nuôi khác trong vùng vì nước và tôm bị bệnh thường được người dân thải trực tiếp ra kênh rạch khu vực lấy nước vào ao nuôi.

Nguồn vốn để đầu tư cho vụ nuôi còn thiếu nhiều do vốn vay ngân hàng không đủ để làm chi phí cho cả vụ nuôi nên người dân phải vay mượn thêm từ bên ngoài với

lãi suất cao. Thới gian hoàn vốn cho ngân hàng thường sớm hơn vụ thu hoạch tôm nên người dân gặp nhiều khó khăn.

Lực lượng cán bộ kỹ thuật của vùng nuôi còn thiếu nên không thể theo dõi hết được những diễn biến của ao nuôi mà diện tích nuôi ngày càng tăng lên.

Giá cả tôm thương phẩm lúc thu hoạch cao độ thì bị giảm xuống nhiều do bị thương lái ép giá và số thương lái thu mua còn ít. Đây cũng là nguyên nhân người dân không muốn thả tôm giống đồng loạt nên gây ra nhiều khó khăn cho việc quản lý tôm nuôi trong xã.

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng nuôi tôm sú thâm canh tại Vĩnh An-Ba Vì (Trang 40 - 41)