0
Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Giải pháp

Một phần của tài liệu 219901 (Trang 31 -44 )

1. Hoàn thiện các thể chế pháp luật liên quan đến việc giải quyết

khiếu nại của công dân trong đó bao gồm cả hệ thống pháp luật về

quản lý hành chính nhà nước khắc phục những mâu thuẫn chồng

chéo, trùng lắp giữa các chế định pháp luật, bảo đảm tính thống nhất

của Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng pháp luật cũng

như trong quản lý điều hành của bộ máy hành chính nhà nước. Tiếp

tục hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, về thủ tục giải quyết các

vụ án hành chính cụ thể là đơn giản hóa thủ tục giải quyết khiếu nại,

khiếu kiện, tạo điều kiện cho công dân dễ dàng trong việc khởi kiện

hành chính tại tòa án.

2. Tăng cường hơn nữa việc phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật, quan điểm sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật cho toàn thể cộng đồng nhất là đội ngũ cán bộ, công chức đang vận hành bộ máy nhà nước. Tăng cường các hình thức trợ giúp pháp lý cho những địa phương những khu vực và những người còn ít hiểu biết hoặc ít có điều kiện tiếp xúc với các thông tin về luật pháp, tạo điều kiện cho mọi người thực hiện đúng quyền khiếu nại và khiếu kiện theo thủ tục mà pháp luật đã quy định. Như vậy, họ có cơ sở để vừa tự bảo vệ một cách hữu hiệu quyền lợi của mình, vừa giúp cơ quan quản lý hành chính nhà nước sớm phát hiện các văn bản hành chính và hành vi hành chính không hợp pháp, tránh được hiện tượng đơn thư vượt cấp, lòng vòng làm giảm lòng tin của nhân dân vào pháp luật và các cơ quan nhà nước.

3. Củng cố một bước tổ chức của tòa án hành chính. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm của thẩm phán, cán bộ, công chức ở tòa án để giải quyết kịp thời, đúng luật pháp đối với mọi khiếu kiện hành chính.

4. Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hành chính để có những quy định phù hợp với đặc điểm của các tranh chấp hành chính, tạo điều kiện cho tòa án thực hiện được tốt chức năng xét xử hành chính của mình. Tăng cường hơn nữa công tác thi hành án hành chính, có những hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thi hành các bản án, quyết định của hành tòa án để bảo đảm hiện lực thi hành trên thực tế các bản án quyết định đã tuyên.

5.Bộ Nội vụ chủ trì cùng với Bộ Tư pháp, Thanh Tra Chính phủ phối hợp với TAND Tối cao cần đẩy mạnh:

-Xây dựng quy hoạch, kế hoặc đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán tòa án hành chính hàng năm một cách hợp lý.

- Hoàn thiện tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh thẩm phán tòa án hành chính các cấp, tiêu chuẩn tuyển chọn các đối tượng để đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán tòa án hành chính.

- Phân công học viên sau khi kết thúc các khóa đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán tòa án hành chính hợp lý điều kiện đủ số lượng và chất lượng thẩm phán hành chính cho tòa án các cấp.

6. Học viện Tư Pháp(thành lập tháng 3 năm 2004) chủ trì cùng với Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ phối hợp với TAND Tối cao cần:

- Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán thiết thực, phù hợp, bao gồm các nội dung thiết thực tiễn của nước ta và có tham khảo kinh nghiệm nước ngoài.

- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán tòa án hành chính bảo đảm chỉ tiêu số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.

Kết luận

Trong điều kiện xây dựng từng bước nhà nước pháp quyền Việt Nam, việc thiết lập hệ thống tòa hành chính là sự đáp ứng nhu cầu cần thiết khách quan, nhằm đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong hoạt động hành chính nhà nước bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức…

Thực hiện tài phán hành chính sẽ làm cho bộ máy hành chính nhà nước nâng cao trách nhiệm tăng cường kỷ luật kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước, nâng cao trách nhiệm, bổn phận của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, tôn trọng và bảo vệ quyền tự do dân chủ, lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền, nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Tài phán hành chính là phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong nền hành chính nhà nước là biện pháp kiểm tra, giám sát hữu hiệu hoạt động đối với cơ quan hành chính và các cán bộ, công chức, tránh được các hiện tượng lạm quyền, lộng quyền, trốn tránh trách nhiệm loại trừ những hiện tượng tiêu cực, cửa quyền, quan liêu trong bộ máy hành chính, góp phần xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch, năng động, có hiệu quả, đáp ứng ngày một tốt hơn các dịch vụ hành chính cho công dân.

Tài phán hành chính một phương thức bảo vệ quyền tự do, lợi ích hợp pháp của công dân khỏi mọi sự xâm hại từ phía các cơ quan hành chính, những người có chức vụ cán bộ công chức. Thông qua hoạt động xét xử hành chính, tòa án góp phần giáo dục ý thức pháp luật của các nhân viên nhà nước, cũng như mọi công dân, nâng cao tính tích cực chính trị của họ trong đấu tranh với những vi phạm pháp luật, củng cố lòng tin của công dân đối với hệ thống hành chính nhà nước, tòa án hành chính là cơ chế hữu hiệu giải quyết các khiếu kiện hành chính của công dân, là nơi để công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đã được Pháp luật ghi nhận.

Nói tóm lại, thực hiện tốt tài phán hành chính sẽ góp phần thực hiện tốt hơn các nội dung khác của nền hành chính nhà nước. Tòa án hành chính như là "thanh kiếm và lá chắn" đấu tranh với mọi vi phạm pháp luật phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành của bộ máy hành chính bảo vệ quyền tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ sự trong sạch của nền hành chính nhà nước.

tài liệu tham khảo

1. Hiến pháp 1992 sửa đôỉ 2001.

2.Luật tổ chức toà án nhân dân 2002.

3. Luật khiếu nại, tố cáo1998 sửa đổi 2003.

4. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1998. 5. Pháp lệnh xử lý vi pham hành chính (6/2002).

6. Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân(10/2002)

7. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 410-ttg ngày 15-7-1995 về việc đào tạo,bồi dưỡng Thẩm phán Toà án Hành chính các cấp.

8. Nguyễn Ngọc Điệp và Vũ Mạnh Thông - Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính - NXB TP. HCM năm 2000.

9. Nguyễn Văn Thanh và Đinh Văn Minh - một số vấn đề về đổi mới cơ chế giải quyết khiếu kiện về hành chính ở Việt Nam - NXB Tư pháp Hà Nội , năm 2004.

10.Nguyễn Thế Quyền và Đinh Văn Minh – hỏi đáp về pháp luật tố tụng

hành chính –NXB Thống kê năm 1996.

11. Báo cáo tham luận về công tác giải quyết, xét xử các vụ án hành

chính năm 2004 và một số kiến nghị của Tòa hành chính - tòa án nhân

dân tối cao.

13.Tạp chí Toà án nhân dân tháng 4-2005(số 7)

14.Giáo trình luật hành chính –Học viện Hành chính Quốc gia năm 2004.

Nhận xét của giảng viên hướng dẫn


... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Thống kê số liệu án hành chính thụ lý và giải quyết của Tòa án Hành chính, Tòa án nhân dân Hà Nội

(Từ ngày 01/01/1999 đến ngày 31/12/2004)

I. án hành chính sơ thẩm. Năm 1999:

- Thụ lý: 02 vụ - Giải quyết: 01 vụ

- Kết quả: + Chấp nhận yêu cầu khởi kiện. Năm 2000:

- Thụ lý: 04 vụ (cũ còn 01 vụ). - Giải quyết: 05 vụ.

- Kết quả: + Bác yêu cầu khởi kiện: 03 vụ. + Chấp nhận yêu cầu khởi kiện: 01 vụ. + Đình chỉ: 01 vụ

(Do không thuộc thẩm quyền). Năm 2001:

- Thụ lý: 02 vụ. - Giải quyết: 01 vụ.

- Kết quả: + Đình chỉ giải quyết vụ án do người khởi kiện rút đơn khởi kiện.

Năm 2002:

- Thụ lý: 04 vụ (cũ còn 01 vụ). - Giải quyết: 04 vụ.

- Kết quả: + Bác yêu cầu khởi kiện: 03 vụ. + Tạm đình chỉ: 01 vụ.

(Do người khởi kiện xin tạm đình chỉ). Năm 2003:

- Giải quyết: 08 vụ.

- Kết quả: + Bác yêu cầu khởi kiện: 04 vụ. + Đình chỉ: 04 vụ.

(02 vụ do người khởi kiện rút yêu cầu; 01 vụ do không thuộc đối tượng khởi kiện;

01 vụ do người khởi kiện báo gọi nhiều lần không đến Tòa làm việc). Năm 2004: - Thụ lý: 10 vụ (cũ còn 01 vụ).

- Giải quyết: 08 vụ.

- Kết quả: + Bác yêu cầu khởi kiện: 04 vụ.

(Trong đó có 01 vụ người bị kiện thu hồi quyết định hành chính bị kiện). + Đình chỉ: 04 vụ

(01 vụ người bị kiện thu hồi và hủy quyết định hành chính. 02 vụ người bị kiện thu hồi quyết định hành chính.

01 vụ do người khởi kiện rút đơn).

(*) Kết quả giải quyết từ 01/01/1999 đến 31/12/2004: Tổng:

26 vụ. Cụ thể:

- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện: 02 vụ. - Bác yêu cầu khởi kiện: 14 vụ.

- Tạm đình chỉ giải quyết vụ án: 01 vụ. - Đình chỉ giải quyết vụ án: 09 vụ. Trong đó:

+ 03 vụ đình chỉ do người khởi kiện rút yêu cầu. + 02 vụ không thuộc thẩm quyền.

+ 01 vụ người khởi kiện báo gọi nhiều lần không đến Tòa làm việc. + 03 vụ đình chỉ do người bị kiện thu hồi, hủy quyết định sau khi thụ lý.

II. án hành chính phúc thẩm:

Năm 1999:

- Giải quyết: 07 vụ. - Kết quả:

+ Giữ nguyên quyết định hành chính: 03 vụ. + Hủy quyết định hành chính: 02 vụ.

Năm 2000:

- Thụ lý: 05 vụ. - Giải quyết: 04 vụ.

- Kết quả: + Giữ nguyên quyết định hành chính: 03 vụ.

Năm 2001:

- Thụ lý: 06 vụ (cũ còn 01 vụ). - Giải quyết: 06 vụ.

Bảng tổng hợp đơn

Từ 01 tháng 01 năm 1999 đến 31 tháng 12 năm 2004

Tại Tòa Hành chính - Tòa án nhân dân Hà Nội

Năm Tổng số đơnđã nhận Đơn không thuộc thẩm quyền Hết thời hiệu Thụ lý 1999 22 20 0 2 2000 27 23 0 4 2001 22 19 1 2 2002 21 16 1 4 2003 45 32 5 8 2004 29 17 2 10 Tổng cộng 166 127 9 30

Nhật ký thực tập

Ngày Nội dung nghiên cứu

18 -> 20/4/05

Nghiên cứu tài liệu

23/4/05

Đến cơ quan thực tập nghe báo cáo của cơ quan về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn…….

25 -> 29/4/05 Đến cơ quan thực tập và làm việc tại tòa Hành chính 9 -> 13/5/05 Viết báo cáo

Mục lục

Phần 1: lời nói đầu...

Phần 2: nội dung:...

Chương I. Giới thiệu chung về Tòa Hành chính - TANDHN...

1. Quá trình hình thành và phát triển của Tòa Hành chính...

2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa Hành chính. a.Chức năng, nhiệm vụ b.Quyền hạn + thẩm quyền chung + thẩm quyền cụ thể...

3. Kết quả hoạt động của Tòa Hành chính (Tòa Hà Nội)...

a. Tích cực...

b. Hạn chế...

c. Nguyên nhân...

Chương II: Mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Tòa Hành chính...

1. Mô hình tổ chức của Tòa Hành chính...

a. Cơ cấu tổ chức bộ máy...

b. Cơ cấu nhân sự...

2. Phương thức hoạt động của Tòa Hành chính...

a. Điều kiện khởi kiện...

b. Đối tượng xét xử của Tòa Hành chính...

c. Công tác xác minh, thu thập chứng cứ...

d. Hoạt động xét xử của Tòa Hành chính...

3. Thuận lợi - khó khăn. 4. Nhận xét đánh giá...

Chương III: Phương hướng hoàn thiện, một số kiến nghị và giải pháp...

1. Phương hướng đổi mới...

2. Kiến nghị...

a. Về thẩm quyền và đối tượng xét...

b. Về quyền hạn của tòa án trong quá trình xét xử vụ án...

c. Về trình tự thủ tục tố tụng...

d. Về tổ chức cơ quan xét xử Hành chính...

e. Về thẩm phán hành chính...

3. Giải pháp...

Phần 3: kết luận... Phần 4: lời cảm ơn và danh mục tài liệu tham khảo

Một phần của tài liệu 219901 (Trang 31 -44 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×