Về thẩm quyền và đối tượng xét

Một phần của tài liệu 219901 (Trang 28 - 29)

- Nhìn chung, quy định thẩm quyền của tòa án xét xử các khiếu kiện hành chính đối với Quyết định Hành chính, Hành vi hành chính như hiện nay là phù hợp. Tuy nhiên cũng cần mở rộng thẩm quyền của tòa án đối với mọi vụ việc khiếu kiện hành chính nói chung. Tức là thay vì liệt kê những vụ việc mà tòa án có thẩm quyền giải quyết quy định tại Điều 11- Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính" chỉ cần nêu những nguyên tắc để tòa án nhân dân thụ lý giải quyết những khiếu kiện đối với Quyết định hành chính, Hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước đã được giải quyết tại cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật nhưng đương sự không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại đó.

- Về đối tượng của xét xử hành chính cần làm rõ hơn khái niệm Quyết định hành chính, Hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước và như vậy phải loại trừ các trường hợp sau:

+ Những quyết định mang tính quản lý điều hành nội bộ của chính quyền hành chính nhà nước cấp trên đối với cơ quan cấp dưới.

+ Những quy định nhằm thực hiện quyền quản lý nhà nước của cơ quan này đối với cơ quan khác.

+ Một số Quyết định hành chính của cơ quan nhà nước liên quan đến lĩnh vực an ninh, quốc phòng, đối ngoại…

- Nên bổ sung tòa án có thẩm quyền xét xử cả những Quyết định hành chính, Hành vi hành chính của các tổ chức mà nhà nước ủy quyền thực hiện một phần chức năng của cơ quan quản lý theo quy định của pháp luật (VD: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam…).

Đây là những vấn đề khá phức tạp và cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp khi đã tiến hành sửa đổi quy định của pháp luật tố tụng hành chính.

Một phần của tài liệu 219901 (Trang 28 - 29)