Tình hình

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CÔNG CỤ CỦA THƯƠNG MẠI TÍN DỤNG (2).doc (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 2 CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Tình hình

xuất kinh doanh, nên xảy ra sự không ăn khớp giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đây là tình trạng phổ biến của các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất ở Việt Nam hiện nay. Tại một thời điểm, trong khi một số nhà sản xuất có hàng hóa muốn bán thì số khác lại muốn mua hàng hóa đó nhưng không có tiền. Từ đó phát sinh việc mua bán chịu giữa các đối tượng này ngày càng phổ biến hơn. Đây cũng chính là cơ sở của tín dụng thương mại. Và tín dụng thương mại đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong nền kinh tế thị trường hiện tượng thừa thiếu vốn ở các doanh nghiệp thường xuyên xảy ra, vì vậy hoạt động của tín dụng thương mại một mặt đáp ứng được nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tạm thời thiếu đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá của mình. Mặt khác sự tồn tại của hình thức

tín dụng này giúp cho các doanh nghiệp khai thác được vốn nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngay từ khi xuất hiện thương phiếu được xem là một phương tiện thanh toán hữu hiệu, đáp ứng các nhu cầu thanh toán trong trường hợp có sự khác biệt về địa lý giữa nơi bán và nơi mua. Và hiện nay, thương phiếu vẫn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh vai trò là một phương tiện thanh toán, thương phiếu còn được xem là một công cụ tín dụng, sỡ dĩ có vai trò này bởi vì các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất thực hiện các hoạt động chiết khấu trên thương phiếu. Tín dụng chiết khấu thương phiếu được hiểu là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, mà thực chất của hình thức này là ngân hàng tiến hành mua lại các thương phiếu đang trong thời kỳ chưa đến hạn thanh toán và cung ứng một khoản vốn cho các thương nhân để họ có điều kiện tiếp tục tái sản xuất. Khi kết thúc thời hạn chiết khấu, ngân hàng sẽ đòi tiền ở người có nhiệm vụ trả tiền thương phiếu.

Những vấn đề của TDTM trong nước

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CÔNG CỤ CỦA THƯƠNG MẠI TÍN DỤNG (2).doc (Trang 25 - 26)