Những vấn đề của TDTM trong nước

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CÔNG CỤ CỦA THƯƠNG MẠI TÍN DỤNG (2).doc (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 2 CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Những vấn đề của TDTM trong nước

rẫy rủi ro vì quyền lợi của người kinh doanh chưa được bảo đảm dẫn đến sự phá sản hàng loạt khi một khâu kinh doanh đổ bể. TDTM ở nước ta hiện nay chỉ dựa trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau giữa những người mua - người bán dẫn đến tình trạng quỵt nợ, nợ dây dưa giữa các doanh nghiệp. Chẳng phải ngẫu nhiên mà một số người cho rằng vụ cháy chợ Rồng ở Thanh Hóa và chợ Đồng Xuân ở Hà Nội là do có kẻ muốn thủ tiêu giấy tờ ghi nợ.

Phải nhìn nhận rằng việc bán chịu hàng ở chợ gần như thành luật lệ của giới buôn bán. Thường thường, các cơ sở sản xuất phải giao hàng đợt sau mới lấy được tiền hàng đợt trước. Nơi bán buôn ở các chợ đầu mối cũng phải cũng phải giao hàng trả chậm cho các mối bán lẻ và cả các mối ở địa phương khác. Khối TDTM lên đến hàng ngàn tỷ đồng như vậy lại không có gì bảo đảm gây thiệt thòi lớn cho các chủ nợ.

Như ta đã biết, TDTM di chuyển rất nhanh. Ở một số tỉnh khối lượng TDTM lớn đã làm lệch cân đối tín dụng của các ngân hàng địa phương. Ví dụ khi giá cao

sự tăng thu hút khách hàng đổ xô vào ứng tiền cho các công ty cao su. Số dư nợ khổng lồ đối với khối ngân hàng địa phương của công ty này đã giảm sút lớn dẫn đến đầu vào các các ngân hàng lớn hơn đầu ra.

Theo như thống kê, TDTM chiếm đến 40% tổng số vốn lưu động của các doanh nghiệp. Con số này còn lớn hơn nhiều với những doanh nghiệp ít vốn hơn. Họ thường xuyên sử dụng hình thức này để giải quyết vấn đề tiền vốn kinh doanh hạn hẹp. Những người thường xuyên mua chịu là những người buôn bán ở chợ, bán lẻ... Các mặt hàng cho mua bán chịu cũng thật là đa dạng: quần áo, vải vóc, đồ lưu niệm, thiết bị trường học... nó tùy thuộc vào tiềm năng về vốn của người bán cũng như quy luật chung của thị trường đó. Nhiều khi người bán phải chấp nhận bán chịu như một hình thức khuyến mại, khuyến khích mua hàng của họ. Sau đây là một vài số liệu về mặt hàng vải ở chợ Đổ (Hải Phòng).

Theo điều tra sơ bộ, tất cả các hiệu vải ở đây đều sử dụng hình thức TDTM dưới hình thức này hay hình thức khác. Lý do cơ bản là vì nguồn vốn kinh doanh có hạn, người bán buôn phải chấp nhận một thời hạn nào đó để người bán giải phóng hàng, gom tiền trả nợ. Người kinh doanh cho biết, đây là giải pháp hữu hiệu để duy trì hoạt động kinh doanh liên tục, đồng thời họ cũng than phiền là nhiều khi không đòi được tiền, bị quỵt nợ mà không biết kêu ai.

Ngày nay, với xu hướng nới lỏng hơn với TDTM, nó phát triển mạnh mẽ với khối lượng tín dụng tiến dần tới khối lượng hàng hóa. Cùng với khối lượng sản xuất kinh doanh, khối lượng vốn tăng lên theo đà phát triển kinh tế, khối lượng TDTM cũng đang ngày càng tăng mạnh. Trong trường hợp hàng hóa đặc biệt và hạn chế về số lượng, các hộ kinh doanh còn ứng trước tiền để đặt hàng. Thời hạn tín dụng ở đây thường từ 15 ngày đến 1 tháng.

Cùng với sự tăng lên của khối lượng TDTM, rủi ro nó mang đến cũng tăng lên đáng kể. Lẽ dĩ nhiên, buôn bán phát triển, lợi nhuận hấp dẫn, người ta quan tâm đến điều đó chứ không phải những giao ước bằng lời.

Như vậy TDTM là một mảng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, nhất là trong hoàn cảnh thiếu vốn của ta hiện nay.

Trước đây, dù nhà nước có cấm ngặt TDTM thì nó vẫn ngấm ngầm tồn tại. Cho đến nay vẫn chưa có luật lệ cụ thể nào về thương phiếu, nghiệp vụ chiết khấu bị bỏ ngỏ, lại chưa có thị trường cổ phiếu... gây nhiều cản trở cho TDTM phát huy tác dụng.

2.3. Rủi ro đầy rẫy trong TDTM ở Việt Nam do chưa được thừa nhận và bảo đảm bởi pháp luật.

- Hiện tượng di chuyển mạnh mẽ của loại hình tín dụng này làm lệch cân đối. Tín dụng của ngân hàng địa phương. Nó làm di chuyển nguồn vốn vay ngân hàng vì ngân hàng cho doanh nghiệp vay, doanh nghiệp lại bán chịu cho nơi khác nên vốn ngân hàng cho vay gồm luôn phần TDTM của doanh nghiệp và di chuyển luôn sang nơi mua chịu hàng hóa của doanh nghiệp. Hiện tượng này còn có thể làm lệch cung cầu vốn trong từng khu vực hay từng ngành, ảnh hưởng mạnh mẽ tới lãi suất thị trường.

- TDTM gây rủi ro cho TDNH

Ngay cả khi cấm TDTM, nó vẫn tồn tại dưới hình thức chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, không trả lãi và không có kỳ phiếu nhận nợ. Điều này dẫn đến tình trạng công nợ dây dưa khó đòi mà trong giai đoạn I năm 1995 đã lên tới 10.000 tỷ đồng lớn hơn tổng số dư nợ vay toàn bộ hệ thống ngân hàng thời kỳ đó. Nhiều khi ngân hàng bị mất trắng do chủ nợ chặn hàng siết nợ hoặc đẩy ngân hàng đến chỗ cho vay không có vật tư bảo đảm. Mặt khác, nhiều khoản vay ngân hàng bị sử dụng sai mục đích vì phải trang trải cho các món nợ TDTM đã vay vì TDTM mang tính bắt buộc, người mua buộc phải trả tiền vô điều kiện khi đến hạn. Nếu không có khả năng thanh toán, để khỏi vỡ nợ, các doanh nghiệp bù đắp TDTM bằng các khoản vay khác.

- Hiện tượng quỵt nợ, công nợ dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau là phổ biến vì không có thương phiếu bảo đảm. Do đó trong vụ vỡ nợ Soái Kình Lâm, thiệt hại lên tới 100 tỷ đồng.

Cách khắc phục

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CÔNG CỤ CỦA THƯƠNG MẠI TÍN DỤNG (2).doc (Trang 26 - 29)