Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế .DOC (Trang 29 - 33)

Ngành dệt may Việt Nam đang dần đánh mất lợi thế cạnh tranh so với nhiều nước khác khi giá nhân công đang nhích dần lên trong khi năng xuất lao động giảm và không tuân thủ quy trình pháp lý.

Những tồn tại và hạn chế trên chủ yếu là do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, trong những năm qua, một khoảng thời gian dài các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng chế độ ưu đãi của hàng dệt may, cho nên đã phần nào không kích thích được các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới, mở rộng mặt hàng mà có xu hướng tập trung vào sản xuất những mặt hàng có hạn ngạch.

Thứ hai, hầu hết các doanh nghiệp may mặc Việt Nam kể cả các doanh nghiệp có quy mô lớn, có cơ sở vật chất kỹ thuật, nhà xưởng thiết bị và công nghệ sản xuất còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu các thiết bị có tính chuyên dùng, chưa đáp ứng yêu cầu mới, năng suất lao động thấp, đặc biệt các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường làm gia công thì thiết bị rất lạc hậu so với các nước trong

khu vực và thế giới, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng. Do đó làm sản phẩm may mặc nước ta có chất lượng thấp, không ổn định, chi phí cao, kém khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Thứ ba, khả năng cung cấp các thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào cho ngành may mặc nước ta phụ thuộc vào nhập khẩu. Hầu hết các thiết bị, nguyên phụ liệu đầu vào cung cấp cho ngành may phải nhập khẩu, tỷ lệ nội địa hoá thấp, giá nhập khẩu và chi phí nhập khẩu cao sẽ bất lợi cho sản xuất kinh doanh, trong đó phải kể đến khâu yếu nhất là nguyên, phụ liệu dệt- may. Để thấy rõ về vấn đề này, ta cùng đi xem xét tình trạng ở một số doanh nghiệp dệt- may cụ thể thông qua ý kiến của lãnh đạo các công ty này.

Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè Phạm Phú Cường cho biết, Tổng công ty chỉ sử dụng được 20% nguyên liệu và 50% phụ liệu trong nước, còn lại đều phải nhập từ nước ngoài. Năm 2009, KNXK nguyên liệu, phụ liệu của Tổng công ty là 150 triệu USD, trong khi KNXK là 240 triệu USD. Nguyên liệu, phụ liệu sản xuất trong nước chưa phong phú, đa dạng, giá bán lại cao hơn hàng nhập khẩu từ 5% đến 10% là lý do khiến doanh nghiệp này phải nhập khẩu phần lớn các loại nguyên liệu, phụ liệu.

Năm 2009, KNXK của Công ty cổ phần may Ðồng Nai đạt 31,5 triệu USD. Con số này không hề sụt giảm so với năm 2008 mặc dù công ty gặp nhiều khó khăn do nhiều đối tác giảm đơn hàng. Thế nhưng theo Chủ tịch HÐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty Bùi Thế Kích, khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp này là việc tìm được nguyên liệu, phụ liệu phù hợp. Hiện Công ty cổ phần may Ðồng Nai mới chỉ sử dụng 30% vải nguyên liệu và 50% phụ liệu trong nước. Mặc dù, trong nước đã có nhiều loại nguyên liệu, phụ liệu dệt may nhưng cơ bản doanh nghiệp vẫn chưa sản xuất được hàng cao cấp để làm những đơn hàng xuất khẩu chuyên biệt. Mặt khác, quy mô còn nhỏ nên năng lực sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp dệt - may trong nước.

Giống như may Ðồng Nai, Công ty TNHH một thành viên may mặc Bình Dương, một trong những doanh nghiệp có tỷ lệ làm hàng FOB lên đến 95% cũng phải sử dụng tới 60% đến 70% nguyên liệu, phụ liệu của nước ngoài. Ngoài lý do chính là bị nhà nhập khẩu chỉ định mua nguyên liệu, phụ liệu của các công ty ở nước ngoài, thì nguyên nhân vẫn là do trong nước thiếu những nguyên liệu, phụ liệu có chất lượng cao. Giám đốc nhân sự hành chính Nguyễn Hồng Anh lấy dẫn chứng về vải nguyên liệu trong nước, do khâu nhuộm, hoàn tất chưa bảo đảm nên chất lượng vải chưa ổn định, rất khó được khách hàng nước ngoài chấp nhận.

Cùng chung quan điểm này, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần may Phương Ðông Hoàng Thu Hà cho biết, các đơn hàng xuất khẩu của công ty chỉ sử dụng từ 30% đến 40% nguyên liệu, phụ liệu trong nước như vải của Tổng công ty Việt Thắng, chỉ của Công ty TNHH cost Phong Phú, dây kéo của Công ty cổ phần phụ liệu may Nha Trang hay của Công ty TNHH YKK Việt Nam..., phần còn lại vẫn phải nhập khẩu. Không chỉ may Phương Ðông mà nhiều doanh nghiệp may khác đều có nhu cầu mua nguyên liệu, phụ liệu trong nước bởi nếu mua được trong nước thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian, nhất là bảo đảm đúng thời gian giao hàng cho các đối tác. Trong nhiều trường doanh nghiệp phải thực hiện những đơn hàng rất gấp, nếu nhập khẩu nguyên liệu phải mất chi phí cử người sang tận nơi đàm phán hợp đồng, chưa kể khi hàng về Việt Nam thì làm thủ tục hải quan nhập khẩu thường mất nhiều thời gian, hàng về không kịp, ảnh hưởng đến cả đơn hàng. Tổng Giám đốc Hoàng Thu Hà nhấn mạng doanh nghiệp xuất khẩu được hàng ra nước ngoài, đem ngoại tệ về, nếu không phải sử dụng số ngoại tệ đó để mua lại nguyên liệu, phụ liệu thì sẽ đem lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho sản phẩm xuất khẩu. Ðặc biệt trong những thời điểm căng thẳng ngoại tệ, việc mua được ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu không phải dễ dàng. Chỉ cần nguyên liệu, phụ liệu nào trong nước sản xuất có chất lượng cao là doanh nghiệp cố gắng tìm mua bằng được.

Không chỉ doanh nghiệp may mà doanh nghiệp dệt cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu trong nước. Theo Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội (Hanosimex) Nguyễn Khánh Sơn, doanh nghiệp này phải nhập khẩu hoàn toàn nguyên liệu sản xuất với sản lượng khoảng 20 nghìn tấn bông, xơ/năm, trị giá 24,5 triệu USD để sản xuất các sản phẩm như sợi, vải dệt kim, vải jean, khăn. Doanh nghiệp phải nhập khẩu 100% nguyên liệu là do trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu vì sản lượng, diện tích trồng bông còn ít; một số nguyên liệu trong nước sản xuất được nhưng giá lại bằng sản phẩm nhập khẩu trong khi chất lượng không ổn định.

Thứ tư, nguồn nhân lực của ngành may mặc nước ta còn thiếu và yếu, thiếu những nhà thiết kế mẫu có tính chuyên nghiệp và trình độ cao, cho nên khả năng tạo ra những kiểu mốt phù hợp với nhu cầu thị trường và khả năng đổi mới mặt hàng, tạo ra những mặt hàng mới còn nhiều hạn chế. Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, khả năng sử dụng thiết bị của công nhân may Việt Nam chỉ đạt hiệu suất 70%, trong khi đó ở các nước trong khu vực là trên 90%. Năng suất lao động của công nhân thấp, ảnh hưởng đến chất lượng, chi phí và thời gian giao hàng của hàng may mặc xuất khẩu nước ta. Ngoài ra, vấn đề quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng nghiên cứu, tiếp cận, mở rộng thị trường của các doanh nghiệp may xuất khẩu nước ta cũng còn nhiều bất cập, còn phải xuất khẩu thông qua các trung gian là các công ty của Hàn Quốc, Đài Loan, Hông Kông…

Thứ năm, về năng suất lao động, theo một khảo sát gần đây, công nhân Việt Nam làm việc chỉ bằng 70-80% so với nhân công Trung Quốc. Lực lượng lao động Việt Nam không tuân thủ quy trình pháp lý. “ Khi muốn đàm phán về phúc lợi và lương bổng với ban điều hành doanh nghiệp, lao động Việt Nam chọn giải pháp đình công trái luật làm chiến thuật đàm phán”.

CHƯƠNG III

KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRÊN THỊ

TRƯỜNG QUỐC TẾ

Hàng dệt may Việt Nam hiện đang phải đối đầu với những nước có khả năng cạnh tranh cao, có nhiều thuận lợi và kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế thị trường về các mặt như: vật tư, thiết bị, quản lý, tài chính, tiếp thị, nghiên cứu và phát triển.

Sản phẩm của các nước rất đa dạng, có thể thoả mãn các nhu cầu từ cấp thấp đến cấp cao của người tiêu dùng. Vì vậy, để ngành dệt may đạt được mục tiêu xuất khẩu năm 2010 là 10 tỷ USD các chuyên gia cho rằng ngành dệt may cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đồng bộ mang tính chiến lược sau đây:

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế .DOC (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w