Thực trạng khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế .DOC (Trang 25 - 29)

Khả năng cạnh tranh của hàng may mặc nước ta hiện nay còn yếu so với các nước trong khu vực và thế giới. Năm 1997, Canada xoá bỏ hạn ngạch, mặt hàng áo sơ mi của Việt Nam đã không đủ khả năng cạnh tranh và phải rút khỏi thị trường Canada. Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tuy vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, ngành dệt may đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Pakixtan, Hàn Quốc.... Đặc biệt, từ 1/1/2006, thuế xuất nhập khẩu hàng dệt may từ các nước Asean vào Việt Nam sẽ giảm từ 40-50% xuống tối đa còn 5% nên hàng dệt

may Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập từ các nước trong khu vực.

Việt Nam hiện có hơn 1000 nhà máy dệt may, thu hút trên 50 vạn lao động, chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Sản lượng sản xuất hàng năm tăng trên 10% nhưng quy mô còn nhỏ bé, thiết bị và công nghệ khâu kéo sợi và dệt vải lạc hậu, không cung cấp được vải cho khâu may xuất khẩu. Những năm qua, tuy đã nhập bổ sung, thay thế 1.500 máy dệt không thoi hiện đại để nâng cấp mặt hàng dệt trên tổng số máy hiện có là 10.500 máy, thì cũng chỉ đáp ứng khoảng 15%công suất dệt.

Ngành may tuy liên tục đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị và dây chuyền đồng bộ chuyên sản xuất một mặt hàng như dây chuyền may sơ mi, may quần âu, quần Jean, complet, hệ thống giặt là... nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu ngày càng cao. Xuất khẩu hàng dệt may tuy đạt kim ngạch cao, nhưng chủ yếu làm gia công, ngành dệt vẫn nhập khẩu nhiều và nguyên liệu cho sản xuất của ngành dệt hầu như hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài...

Năm 2000, ngành dệt may Việt Nam tuy đã có nhiều yếu tố thuận lợi để tạo đà có tiến trình hội nhập sắp tới như Quota thị trường EU được tăng 30%, bước đầu mở được thị trường Mỹ và thị trường vùng Trung Cận Đông, châu Phi; kinh tế Nhật Bản đang hồi phục khiến cho thị trường này tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam tăng hơn trước. Nhưng xuất khẩu hàng dệt may cũng gặp không ít khó khăn do giá sản phẩm giảm liên tục, giá cả ở thị trường Nhật từ năm 1998 giảm bình quân 12% mỗi năm do áp lực cạnh tranh của hàng Trung Quốc. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu lại tăng; đặc biệt thị trường phi Quota, trong đó thị trường Đông Âu giảm mạnh từ giữa năm.... Do vậy, theo đánh giá của ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam: chỉ tiêu xuất khẩu của toàn ngành hết năm 2000 ước chỉ đạt 1.870 triệu USD, tăng 6% so với mức thực hiện năm 1999; trong đó, Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (VINATEX) ước đạt 550 triệu USD, tăng 12% so với năm 1999.

Vấn đề cần quan tâm hiện nay là khoảng 70% KNXK hàng dệt may vào Eu được thực hiện qua các khâu trung gian như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc... Vì vậy, làm sao Việt Nam có thể tiếp cận và bán hàng trực tiếp sản phẩm dệt may, giảm bớt phụ thuộc vào các nhà đặt hàng trung gian, nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

Trong các mặt hàng may mặc xuất khẩu vào EU, mới chỉ tập trung vào các mặt hàng dễ làm như áo jacket, sơ mi... còn các mặt hàng có giá trị, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn như bộ complet hay các loại áo sơ mi cao cấp thì ít doanh nghiệp có thể sản xuất được. Do đó, trên thực tế, nhiều mặt hàng có hạn ngạch nhưng lại chưa có doanh nghiệp xuất khẩu.

Đầu năm 2002, EU xoá bỏ hạn ngạch áo Jacket, mặc dù đây là mặt hàng truyền thống của các doanh nghiệp Việt Nam nhưng KNXK áo Jacket vào EU năm 2002 giảm đáng kể chỉ còn 2/3 và đến năm 2003 chỉ còn 1/2 so với năm 2002. Mặc dù đây là hai mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng khả năng khả năng cạnh tranh còn rất hạn chế. Sự hạn chế của các mặt hàng dệt may xuất khẩu thể hiện trên các mặt sau:

1. Về chất lượng sản phẩm

Các sản phẩm may mặc Việt Nam được đánh giá chung là có chất lượng chưa cao, không đồng đều, đến hơn 60% tổng KNXK là làm gia công cho nước ngoài, có nghĩa là làm theo mẫu và theo yêu cầu chất lượng của bên nước ngoài. Còn trong số xuất khẩu trực tiếp thì hầu hết là đáp ứng cho phân đoạn thị trường có nhu cầu “bình dân” yêu cầu về chất lượng thấp, giá rẻ, chỉ có một số ít sản phẩm đủ tiêu chuẩn đáp ứng cho những phân đoạn thị trường có nhu cầu chất lượng cao. Nếu đánh giá theo chỉ số trình độ chất lượng thì hàng may mặc xuất khẩu nước ta có chất lượng còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.

2. Về giá

Tính tỷ lệ giá/ chất lượng hàng may Việt Nam có tỷ lệ cao, do đó khả năng cạnh tranh về giá cho hàng may mặc xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Việc

nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm là nhiệm vụ cấp bách của các doanh nghiệp may xuất khẩu nước ta trong thời gian tới.

Tham khảo giá hàng dệt may xuất khẩu ngày 21/1/2010

Mặt hàng ĐVT Giá Cửa khẩu

HTS 6209309000 Cat 239 quần trẻ em chất liệu sợi tổng hợp

USD/cái 3.8 ICD Bắc Hà Nội

HTS 6203424011 Cat 347 quần dài nam 131 su108005b Size26 vải 100% cotton dệt

USD/tá 109.93 Cảng Phú Mỹ Vũng Tàu HTS 6104420010 Cat 336 đầm thun – 254778 USD/cái 9.51 Cảng SP –PSA Vũng Tàu HTS 6104.63.2006 Cat 648 (Size S/M/L/XL) USD/cái 5.22 Cảng Tổng hợp Bình Dương

Áo khoác nữ Cat 335 USD/cái 19.8 Kho CFS Cty cổ phần NamLiên

HTS 6110202069 Cat 338 áo thun nam. MHRU4672(CHH- 106201C)S

USD/cái 3.27 Kho CFS Cty TNHH Tân Hoàn Cầu

(Vinanet)

3. Về cơ cấu mặt hàng và khả năng đổi mới mặt hàng

Cơ cấu mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu còn “hẹp”, chủ yếu tập trung vào những mặt hàng được cấp hạn nghạch như : áo sơ mi, áo Jacket và tập trung vào một số thị trường chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Khả năng đổi mới mặt hàng và tạo ra các mặt hàng mới còn chậm nên khả năng cạnh tranh để mở rộng thị trường còn nhiều hạn chế. Vào đầu năm 2005, khi hàng dệt may xoá bỏ hạn

Tỷ lệ tăng doanh thu thuần và lợi nhuận so với năm 2000 0% 50% 100% 150% 200% 250%

Dthu thuần Lợi nhuận

2000 2001 2002 2003 2004

ngạch, các mặt hàng truyền thống của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, phải cạnh tranh không cân sức với các mặt hàng của Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan… vốn đã có lợi thế cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và khi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu còn “hẹp” nếu bị “tổn thương” sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu của ngành may mặc nước ta.

4. Về tiến độ giao hàng và hậu mãi

Để luôn luôn giao hàng đúng hạn, đặc biệt đối với thị trường có khoảng cách xa như thị trường Hoa Kỳ đối với các doanh nghiệp vẫn là một vấn đề hết sức khó khăn. Việc không thường xuyên giao hàng đúng hạn, có những sản phẩm không đúng quy cách, chất lượng không phù hợp và chậm trễ trong vấn đề giải quyết khiếu nại không những làm giảm uy tín của các doanh nghiệp mà còn hạn chế khả năng cạnh tranh của các mặt hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế .DOC (Trang 25 - 29)