VII. Quản lý các khu bảo tồn
5. Quản lí hệ sinh thái
Nhiều nhà quản lí đất đai trên thế giới mở rộng mục tiêu của họ trong đó tính đến mục tiêu lành mạnh của hệ sinh thái. Những nội dung quan trọng trong quản lí hệ sinh thái bao gồm:
Tìm kiếm mối liên hệ giữa mọi mức độ và mọi quy mô trong một hệ sinh thái, ví dụ: từ một cơ thể đơn lẻ đến loài đến quàn xã, đến hệ sinh thái.
Quản lý ở quy mô thích hợp chứ không nhất thiết phải theo các ranh giới chính trị nhân tạo và theo các ưu tiên hành chính do chính quyền đặt ra. Mục đích của quản lý vùng là cần phải đảm bảo khả năng tồn tại của quần thể tất cả các loài, đại diện của tất cả các quần xã sinh vật và các giai đoạn diễn thế, và đảm bảo chức năng của hệ sinh thái lành mạnh.
Quan trắc các thành phần cơ bản của hệ sinh thái (số lượng cá thể của những loài quan trọng, lớp phủ thực vật, chất lượng nước…), thu thập các số liệu cần thiết rồi sau đó sử dụng các kết quả để điều chỉnh các biện pháp quản lý sao cho thích hợp. Thay đổi những chính sách và phương thức quản lý đất cứng nhắc thường dẫn đến cách tiếp cận không đồng bộ. Thay vào đó cần khuyến khích sự hợp tác và phối kết hợp giữa mọi cấp địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế cũng như giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức tư nhân.
Thừa nhận rằng con người là một bộ phận của hệ sinh thái và các giá trị của con người có ảnh hưởng đến các mục đích quản lý.
KẾT LUẬN
Tài nguyên sinh vật mặc dù là nguồn tài nguyên có thể tái tạo được nhưng hiện nay vẫn đang trong tình trạng bị suy giảm nghiêm trọng do các tác động của con người. Bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân, một địa phương, một quốc gia mà là trách nhiệm của toàn thế giới. Việc tổ chức và quản lý công tác bảo tồn đa dạng sinh học luôn cần có sự hợp tác của cộng đồng dân cư – chính phủ và các tổ chức quốc tế đồng thời cần được hướng dẫn bởi hệ thống luật pháp và các thỏa thuận quốc tế. Bảo tồn đa dạng sinh học dù bằng phương thức nào cũng cần đảm bảo các nguyên lý chung và tiến đến dung hòa 3 mục đích: phát triển kinh tế, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Trọng Cúc, Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, NXB ĐHQG HN, 2002, 148 – 219.
2. Lê Đình Khả - Nguyễn Hoàng Nghĩa – Nguyễn Xuân Liệu, Cẩm nang ngành
lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2006.
3. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Bảo tồn đa dạng sinh học, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1999, 124 – 143.
4. Nguyễn Nghĩa Thìn, Đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật, NXB ĐHQG HN, 2005, 138 – 199.
5. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2005, chuyên đề Đa dạng sinh học, chương IV.
6. Báo cáo chuyên đề Tổng quan các luật liên quan đến Đa dạng sinh học ở các nước, Bộ tài nguyên và môi trường.
7. Báo cáo ngành Lâm nghiệp 2005. 8. Công ước về đa dạng sinh học.
9. Tóm tắt chính sách Dự án PARC, Xây dựng hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam - Những yêu cầu đổi mới chính sách và thể chế.
10. Richard B.Primack, Võ Quý – Phạm Bính Quyền – Hoàng Văn Thắng biên dịch, Cơ sở sinh học bảo tồn, NXB Khoa học và kỹ thuật, 1999.
11. E.O. Wilson, Biodiversity, Harvard University, Editor; National Academy of
Sciences/Smithsonian Institution
12. http://www.bioversityinternational.org/ 13. www.vietnamforestry.org.vn