Thiết lập các ưu tiên cho việc bảo vệ

Một phần của tài liệu Bảo tồn đa dạng sinh học (Trang 43 - 48)

Do nguồn kinh phí có hạn, cần thiết phải thiết lập được các ưu tiên cho bảo tồn đa dạng sinh học và quan trọng nhất là bảo tồn loài. Câu hỏi được đặt ra ở đây là làm sao để có thể giảm thiểu sự mất mát của các loài với một nguồn tài chính và sức lực có hạn. Những câu hỏi có mối quan hệ tương tác lẫn nhau mà các nhà hoạch định công tác bảo tồn cần phải làm sáng tỏ là: cần phải bảo vệ cái gì, bảo vệ ở đâu và bảo vệ như thế nào. Có thể dùng 3 tiêu chí sau để lập ra các ưu tiên cho bảo tồn loài và quần xã.

Ě Tính đặc biệt: một quần xã được ưu tiên bảo vệ cao hơn nếu ở đó là nơi sinh sống chủ yếu của nhiều loài đặc hữu quí hiếm so với quần xã chỉ gồm các loài phổ biến. Một loài thường có giá trị bảo tồn nhiều hơn nếu có tính độc nhất về phân loại học, tức loài duy nhất của giống hay họ, so với loài là thành viên của một giống có nhiều loài.

Ě Tính nguy cấp: một loài đang có nguy cơ tuyệt chủng sẽ được quan tâm nhiều hơn so với những loài không bị đe dọa tuyệt chủng. Những quần xã sinh học mà đang bị đe dọa và sắp sửa bị tiêu diệt cũng cần được ưu tiên bảo vệ.

Ě Tính hữu dụng: những loài đã có giá trị kinh tế hoặc tiềm năng đối với con người sẽ được ưu tiên bảo vệ nhiều hơn so với các loài không có giá trị rõ ràng.

Loài rồng đất Komodo ở Indonesia là ví dụ về loài được ưu tiên bảo vệ theo cả 3 tiêu chí trên: nó là loài thằn lằn lớn nhất trên thế giới (tính đặc biệt); chỉ xuất hiện trên một vài đảo nhỏ của một quốc gia đang phát triển nhanh (tính nguy cấp) và nó có tiềm năng lớn cho du khách cũng như là mối quan tâm lớn của các nhà khoa học (tính hữu dụng).

1. Các phương pháp tiếp cận về loài

Có thể thành lập các khu bảo tồn để bảo vệ những loài độc nhất vô nhị. Nhiều khu vườn Quốc gia đã được hình thành để bảo vệ những loài thú lớn đẹp đẽ là những loài thu hút sự quan tâm của công chúng, có giá trị biểu trưng và tính quyết định cho du lịch sinh thái. Trong quá trình bảo vệ các loài này, toàn bộ các quần xã của hàng ngàn loài khác cũng được bảo vệ.

Xác định và chỉ ra được những loài cần ưu tiên nhất là bước đầu tiên trong quá trình lập kế hoạch bảo tồn cho từng loài. Chương trình Hành động do Uỷ ban về sự Sinh tồn của các loài thuộc IUCN gồm khoảng 2.000 nhà khoa học, tập hợp trong 80 nhóm chuyên gia khác nhau để đánh giá và khuyến nghị bảo tồn cho các loài thú, chim, động vật không xương sống, bò sát, cá và thực vật. Có một nhóm đã xây dựng Chương trình hành động cho các loài Linh trưởng ở Châu Á, trong đó đã xếp loại ưu tiên cho 64 loài dựa vào mức độ đe dọa, tính đặc hữu về phân loại học và mối liên quan tới các loài linh trưởng khác đang có nguy cơ tuyệt diệt.

2. Phương pháp tiếp cận quần xã và hệ sinh thái

Một số người quan tâm đến bảo tồn đã cho rằng nên tập trung vào bảo tồn các quần xã hoặc các hệ sinh thái hơn là chỉ bảo tồn loài. Bảo tồn các quần xã có thể sẽ bảo vệ được một số lượng lớn hơn các loài, trong khi đó việc cứu hộ các loài cụ thể nào đó lại thường không đơn giản, tốn kém và ít hiệu quả.

Việc hình thành các khu bảo tồn mới cần phải đảm bảo được càng nhiều đại diện của các loại quần xã sinh học càng tốt. Định ra được những khu vực nào trên thế giới đã được bảo vệ thỏa đáng và những khu vực nào cần khẩn trương bổ sung bảo tồn là một việc có tính quyết định trong phong trào bảo tồn thế giới.

2.1. Phân tích khiếm khuyết:

Một cách nhằm xác định tính hiệu quả của các chương trình bảo tồn quần xã và các hệ sinh thái là so sánh các ưu tiên về đa dạng sinh học với các khu bảo tồn đã có hoặc sắp thành lập. Sự so

sánh này có thể sẽ xác định được những lỗ hổng trong bảo tồn đa dạng sinh học bằng cách thành lập các khu bảo tồn mới.

Ở qui mô quốc gia, đa dạng sinh học được bảo vệ có hiệu quả nhất bằng cách bảo đảm rằng tất cả các dạng hệ sinh thái chủ yếu đều nằm trong các khu bảo tồn.

Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là bước phát triển mới nhất trong kỹ thuật phân tích các khuyếm khuyết thông qua việc sử dụng máy tính để tích hợp các dữ liệu về môi trường tự nhiên với các thông tin về sự phân bố của loài. Phân tích bằng GIS có thể chỉ ra được những khu vực nguy cấp cần được đưa vào các vườn quốc gia hay các khu bảo tồn và cần tránh triển khai các dự án phát triển tại đây. GIS bao gồm việc lưu trữ, hiển thị và tập hợp nhiều loại dữ liệu bản đồ, ví dụ các kiểu thảm thực vật, khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất, thủy văn và sự phân bố của loài. Kỹ thuật này có thể giúp thể hiện mối tương quan giữa các thành phần vô sinh và hữu sinh của cảnh quan, giúp qui hoạch các vườn quốc gia nơi có tính đa dạng về hệ sinh thái, và thậm chí còn có thể đề xuất các địa điểm để tìm kiếm các loài qui hiếm. Không ảnh và viễn thám là những nguồn dữ liệu bổ trợ cho việc phân tích GIS.

Hình 4.1. GIS tích hợp nhiều dữ liệu khác nhau được biểu diễn trên bản đồ

2.2. Các trung tâm đa dạng sinh học:

Để có thể đưa ra các ưu tiên cho việc bảo tồn, IUCN, Trung tâm quan trắc bảo tồn thế giới (WCMC) và các tổ chức khác đã cố gắng xác định các khu vực then chốt có tính đa dạng sinh học và có tính đặc hữu cao trên thế giới đang đứng trước sự đe dọa bị tuyệt chủng loài và hủy hoại nơi cư trú: những nơi được gọi là điểm nóng phải được bảo tồn. Các điểm nóng đa dạng sinh học là những vùng đang bị đe doạ và chứa một tỷ lệ cao đa dạng sinh học trên thế giới. Các vùng này cần phải được bảo tồn ngay để chống lại việc mất mát của các loài do tuyệt chủng.

Địa hình và thảm thực vật

Sự phân bố của các loài quí hiếm, đặc hữu

Diện tích các khu bảo vệ

Bản đồ cuối cùng làm rõ những khu vực cần bảo vệ nhiều hơn

Mục tiêu của khái niệm điểm nóng là những nơi bị đe dọa lớn nhất tới số loài lớn nhất và cho phép những nhà bảo tồn tập trung những nổ lực về chi phí hiệu quả ở đó. 25 điểm nóng đa dạng sinh học chứa 44% tất cả các loài thực vật và 35% tất cả các loài ĐVCXS trên cạn chỉ chiếm 1,4% diện tích hành tinh.

Có hai nhân tố được xem xét để chỉ định điểm nóng. Điểm nóng là những vùng chứa đựng một số lớn các loài đặc hữu và đồng thời bị tác động một cách đáng kể các hoạt động con người.

Tính đặc hữu là tiêu chí đầu tiên để xác định điểm nóng. CI đã lấy tổng số loài thực vật đặc hữu như là chỉ thị cho tính đặc hữu nói chung. Để là một điểm nóng, một vùng phải có 1.500 loài cây đặc hữu (0,5% số loài thực vật toàn cầu).

Sự có mặt của thực vật nguyên sinh là cơ sở để đánh giá tác động con người trong một vùng; để là một điểm nóng, một vùng phải bị mất đi hơn 70% môi trường sống nguyên thuỷ của nó.

Các điểm nóng chỉ chiếm khoảng 1/8 diện tích bề mặt trái đất nhưng lại chứa đến 1/5 dân số của thế giới. Việc gia tăng dân số nhanh trong các điểm nóng góp phần tới sự suy thoái điểm nóng do việc du nhập của những loài ngoại lai, việc buôn bán bất hợp pháp những loài bị đe doạ, nền nông nghiệp đốt nương làm rẫy, khai mỏ, xây dựng đường cao tốc, đập nước và tràn dầu. Mười một điểm nóng đã mất ít nhất 90% cây cỏ tự nhiên nguyên thuỷ và ba trong số đó đã mất 95%.

Source: Myers. N., et al. 2000.

Hình 4.2. Các điểm nóng đa dạng sinh học trên thế giới

1. Tropical Andes2. Sundaland 2. Sundaland

3 Mediterirranean Basin

4. Madagasca & Indian Ocean Island5. Indo - Burma 5. Indo - Burma

6. Caribbean7. Atlantics Forest 7. Atlantics Forest 8. Philippines

9. Cape Floristic Regions

14. Polynesia & Micronesia15. New Caledonia 15. New Caledonia

16. Guinean Forests of West Africa17. Choco-Darian-Western Ecuador 17. Choco-Darian-Western Ecuador 18. Western Ghats & Sri Lanka 19. California Floristics Province 20. Succulent Karoo

21. New Zealand22. Central Chile 22. Central Chile

10. Mesoamerica11. Brazilian Cerrado 11. Brazilian Cerrado 12. Southest Australia

13. Mountains of Southest China

23. Caucasus24. Wallacea 24. Wallacea

25. Eastern Arc Moutains & Coastal

Có một số nhân tố quan trọng để việc xác định tình trạng ưu tiên của một điểm nóng. Các nhân tố quan trọng nhất để xem xét là số của những loài thực vật và động vật tìm thấy trong điểm nóng và không có ở nơi nào khác trên thế giới; mức độ của sự mất mát nơi ở và số loài thực vật và động vật đặc hữu trên đơn vị diện tích.

Lấy tất cả những nhân tố này để tính toán, thì vùng Madagascar và những hòn đảo ở ấn Độ Dương, Philippines, Sundaland, Atlantic Forest và vùng Caribbean được coi như những nơi nóng nhất của các điểm nóng (Bảng 4.3). Nói cách khác, đa dạng sinh học độc nhất của năm điểm nóng này bị mất đi và có nguy cơ cao của việc mất nó nếu không có hoạt động bảo tồn có hiệu quả và tức thời.

Bảng 4.3. Các điểm nóng nhất về đa dạng sinh học trên thế giới

Các điểm nóng Thực vật đặc hữu Động vật có xương đặc hữu Thực vật đặc hữu /100 km2 ĐVCX đặc hữu /100 km2 % hệ thực vật còn lại Madagascar & Indian

Ocean Islands 9.704 771 16.4 1.3 9.9 Philippines 5.832 518 64.7 5.7 3.0 Sundaland 15.000 701 12.0 0.6 7.8 Atlantic Forest 8.000 654 8.7 0.6 7.5 Caribbean 7.000 779 23.5 2.6 11.3 Indo-Burma 7.000 528 7.0 0.5 4.9 Western Ghats & Sri

Lanka 2.180 355 17.5 2.9 6.8 Eastern Arc Mountains

& Coastal Forests

1.500 121 75.0 6.1 6.7

Source: Myers. N., et al. 2000.

Một cách tiếp cận có giá trị khác là các đơn vị đại đa dạng sinh học (Megadiversity). Khái niệm về đại đa dạng sinh học được đề nghị lần đầu tiên khi viện Smithsonian tổ chức Hội nghị về Đa dạng Sinh học vào năm 1998. Theo cách tiếp cận này, những quyền tập trung ưu tiên vào đa dạng sinh học được hiểu theo nghĩa một đơn vị chính trị hơn là một thuật ngữ sinh thái. Điều này công nhận một số ít đơn vị (17 nước) là trung tâm có độ đa dạng sinh học cao (Hình 4.3.). 17 nước này chiếm 2/3 nguồn tài nguyên sinh học trên trái đất trong đó có hơn 80% loài thực vật bị đe doạ trên toàn thế giới. Những nước này cũng là những nước có tầm quan trọng về đa dạng văn hoá.

2.3 Các khu hoang dã (Wilderness areas):

Các khu hoang dã lớn cũng là một ưu tiên quan trọng cho công tác bảo tồn. Các khu hoang dã là những vùng đất lớn trên 1 triệu ha, có ít nhất 70% hệ thực vật nguyên thuỷ còn lại, mật độ dân cư thấp, ít hơn 5 người /km2 và có rất ít tác động của con người. Các khu hoang dã nhiều khả năng không phát triển trong tương lai có lẽ sẽ là những nơi duy nhất còn lại trên trái đất mà các quá trình tiến hoá tự nhiên có thể tiếp tục xảy ra. Các khu hoang dã này có thể duy trì để làm các khu đối chứng cho thấy các khu tự nhiên sẽ như thế nào nếu không có tác động của con người.

Conservation International (CI) đã bước đầu xác định 24 khu hoang dã, chiếm 44% diện tích trái đất nhưng chỉ chứa 3% dân số thế giới (Mittermeier et al. 2003).

Các khu hoang dã là:

• Kho chứa của đa dạng sinh học và các lưu vực quan trọng.

• Là những khu đối chứng để đánh giá mức độ quản lý ở các điểm nóng bị phá huỷ.

• Có vai trò quan trọng trong việc ổn định khí hậu.

• Là những nơi cuối cùng trên thế giới mà người dân bản địa có thể duy trì lối sống truyền thống của họ.

• Có những giá trị về văn hoá, thẩm mỹ và tinh thần.

Nguồn: Viện Năng lượng và Môi trường Pháp Ngữ. 2002

1 Autralia 5 RDC 9 Madagascar 14 Nam Phi2 Brazil 6 Ecuador 10 Malaysia 15 Tân Guinea 2 Brazil 6 Ecuador 10 Malaysia 15 Tân Guinea 3 China 7 India 11 Mexico 16 Mỹ

4 Colombia 8 Indonesia 12 Perou 17 Venezuela13 Philippines 13 Philippines

Hình 4.3. Các đơn vị đại đa dạng sinh học

CI đã xác định được các khu hoang dã có tỷ lệ các loài đặc hữu cao (High-Biodiversity Wilderness Areas, HBWAs)và chúng được xác định là các điểm ưu tiên bảo tồn.

• Nam Mỹ: một khu hoang dã gồm có rừng mưa, đồng cỏ và núi, nhưng có rất ít người, chạy qua miền nam của Guyana, miền nam của Venezuela, miền bắc Brazil, Colombia, Ecuador, Peru và Bolivia

• New Guinea: Hòn đảo Guinea có những vùng rộng lớn không bị xâm nhập trong khu vực Châu Á Thái bình Dương, mặc dầu có bị ảnh hưởng bởi nạn chặt phá rừng, khai khoáng và chương trình di dân. Một nửa phía đông của hòn đảo này là quốc gia độc lập Papua New Ghine, nửa phía tây của hòn đảo là một bang của Indonesia.

• Các cánh rừng ở Congo, vùng Trung Phi

• Các hoang mạc ở Bắc Mỹ

• Các hoang mạc và khu rừng ở Nam Phi

Hình 4.4. Các khu hoang dã thế giới

Một phần của tài liệu Bảo tồn đa dạng sinh học (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)