MÔ HÌNH HÓA CHỨC NĂNG

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM (Trang 81 - 83)

Một Use-Case miêu tả về những chức năng mà hệ thống phần mềm xây dựng. Một Use-Case đưa ra một miêu tả chung về chức năng toàn thể. Còn các kịch bản là những thể hiện cụ thể của các Use-Case. Các kịch bản cần được xem xét cẩn thận để có một cái nhìn toàn diện đối với hệ thống đích được xây dựng.

Use-Case miêu tả tương tác giữa hệ thống và các tác nhân (những người dùng bên ngoài). Đối với bài toán thang máy, chỉ có hai Use-Case là : Ấn nút ở thang máy và Ấn nút ở mỗi tầng.

Sử dụng UML để biểu diễn Use-Case cho bài toán thang máy như hình 8.1

Hình 8.1 Các use case của bài toán thang máy

Những tương tác có thể giữa người dùng và các lớp đó là: một người dùng nhấn nút tháng máy và ra lệnh cho thang máy di chuyển tới một tầng nào đó hoặc một người dùng nhấn nút để yêu cầu thang máy dừng lại ở một tầng cụ thể. Với mỗi một chức năng nói chung ta có thể đưa ra

Chương 8: Phương pháp phân tích hướng đối tượng

một số lượng lớn các kịch bản khác nhau, mỗi một kịch bản biểu diễn một tập các tương tác . Hình 8.2 mô tả kịch bản chuẩn, nó bao gồm một tập các tương tác giữa người dùng và các thang máy tương ứng với cách mà thang máy được sử dụng.

Hình 8.2 được xây dựng sau khi đã quan sát tỉ mỉ những tương tác giữa người dùng với thang máy (chính xác hơn là với các nút của thang máy và các nút của các tầng). 15 sự kiện đã được đánh số miêu tả chi tiết gồm: hai tương tác giữa người dùng A và các nút của hệ thống thang máy (sự kiện 1 và sự kiện 7) và các thao tác của thang máy (sự kiện 2 đến 6 và 8 đến 15). Hai sự kiện người dùng A bước vào thang máy và người dùng A ra khỏi thang máy không được đánh số sự kiện. Những mục như vậy được xem như là những bình luận thêm, người dùng A không tương tác với các thành phần của hệ thống thang máy khi đã bước vào thang máy hoặc rời khỏi thang máy.

Trái lại, hình 8.3 là một kịch bản ngoại lệ. Nó miêu tả những gì xảy ra khi người dùng nhất nút đi lên ở tầng 3 nhưng thực sự muốn đi xuống tầng 1. Kịch bản này được xây dựng bởi việc quan sát các hành động của nhiều người trong thang máy.

1. Người dùng A nhấn nút đi lên của tầng ba để yêu cầu thang máy và người dùng A muốn đi lên tầng 7.

2. Nút đi lên của tầng ba sáng lên.

3. Thang máy đến tầng 3. Trong thang máy đang có người dùng B, người dùng B đã vào thang máy từ tâng 1 và yêu cầu lên tầng 9.

4. Nút đi lên của tầng 3 trở lại trạng thái bình thường. 5. Cửa thang máy mở ra.

6. Máy bấm giờ bắt đầu. Người dùng A bước vào thang máy. 7. Người dùng A nhấn nút 7 của thang máy .

8. Nút 7 của thang máy sáng lên.

9. Cửa thang máy đóng lại sau một thời gian vượt quá thời gian quy định của máy bấm giờ.

10. Thang máy lên tới tầng 7.

11. Nút 7 của thang máy trở lại trạng thái bình thường.

12. Cửa thang máy mở và cho phép người dùng A ra khỏi thang máy. 13. Máy bấm giờ bắt đầu. Người dùng A bước ra khỏi thang máy. 14. Cửa thang máy đóng lại sau một thời gian quy định.

15. Thang máy đi tiếp tục lên tầng 9 theo yêu cầu trước đó của người B. Hình 8.2 Kịch bản chuẩn cho bài toán thang máy PTIT

Chương 8: Phương pháp phân tích hướng đối tượng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)