3.1. Định hướng phát triển trong tương lai của công ty Cổphần Nhựa và Cơ khí Hải Phòng phần Nhựa và Cơ khí Hải Phòng
Công ty Cổ phần Nhựa và Cơ khí Hải Phòng những năm hoạt động vừa qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong thời gian tới, công ty muốn ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực. Để đạt được điều đó, công ty có thể đề ra những định hướng như sau:
Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng, phát triển dịch vụ, kinh doanh tổng hợp.
Xây dựng nền tài chính lành mạnh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế, mở rộng quy mô sản xuất.
Nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đầu tư các nguồn lực, đặc biệt là đầu tư cho con người và môi trường làm việc.
Xác định con người là sức mạnh cốt lõi, công ty Cổ phần Nhựa và Cơ khí Hải Phòng cần chú trọng xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, chủ động nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao đông.
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lývốn lưu động tại công ty Cổ phần Nhựa và Cơ khí Hải Phòng. vốn lưu động tại công ty Cổ phần Nhựa và Cơ khí Hải Phòng.
Do thời gian thực tập có hạn và những điều kiện khách quan, những phân tích tình hình vốn lưu động trên cũng chỉ dừng lại ở những đánh giá chung nhất
tình hình vốn lưu động của công ty trong 2 năm gần đây. Em xin đưa ra 1 số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty:
Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn bằng tiền.
Công ty cần gia tăng tiền mặt tại quỹ, để ít nhất đảm bảo đáp ứng các nhu cầu thanh toán ngắn hạn. Công ty cần lưu ý tránh việc tích trữ một lượng tiền mặt nhàn rỗi quá cao nhưng cũng phải đảm bảo khả năng thanh toán của công ty.
Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tiền mặt tại quỹ thực tế và tiến hành đối chiếu với sổ kế toán quỹ tiền mặt. Nếu có chênh lệch phải xác định nguyên nhân và đề xuất biện pháp giải quyết.
Tiền gửi ngân hàng đem lại mức sinh lời thấp, vì vậy, nếu có 1 lượng tiền mặt nhàn rỗi công ty nên đầu tư vào các hoạt động tài chính khác để có thể đạt được lợi nhuận cao hơn.
Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu.
Theo số liệu thực tế thu thập được trong 2 năm 2012 -2013, các khoản phải thu trong công ty chiếm tỉ trọng cao (37,39%) trong cơ cấu vốn lưu đồng và có xu hướng tăng lên. Mặc dù, lượng hàng hóa được tiêu thụ nhiều, tuy nhiên lượng vốn của công ty đang bị khách hàng chiếm dụng tương đối lớn. Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì công ty phải có những biện pháp cụ thể nhằm xử lý các khoản phải thu:
Với những khách hàng lớn thì công ty cần phải tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Trong hợp đồng phải quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toán và hình thức phạt vi phạm hợp đồng.
Mở sổ theo dõi các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Định kì công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.
Công ty nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và hạn chế vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán.
Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho.
Theo số liệu thực tế thì trong 2 năm 2012 - 2013, hàng tồn kho có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu vốn lưu động. Hàng trong quá trình lưu giữ trong kho không tránh khỏi việc mất mát, hỏng hóc, gây thất thoát vốn và chi phí bảo quản sản phẩm, hàng hóa tăng lên.
Công ty nên áp dụng các biện pháp tính toán hàng tồn kho hiệu quả, nắm bắt sát sao biến động nhu cầu thị trường, tránh để ứ đọng lượng hàng tồn kho quá cao so với hợp đồng. Nếu nhu cầu của khách hàng trên thị trường tăng cao thì mức dự trữ hàng tồn kho là một yếu tố quan trọng cần được xem xét sao cho vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, tránh gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, vừa đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho, tránh dự trữ quá nhiều. Để khắc phục tình trạng này công ty cần đưa ra một số biện pháp sau:
Tính toán lập kế hoạch xác định mức dự trữ hàng tồn kho tối ưu để đảm bảo cho việc cung cấp lượng sản phẩm kinh doanh không gián đoạn mà vẫn giảm được chi phí tồn kho.
Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc sản xuất và nhập kho.
Tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với các hợp đồng đã ký kết, tránh việc sản xuất ồ ạt với khối lượng lớn làm tăng chi phí lưu kho, tính toán thời gian giao hàng hợp lý giữa các đơn đặt hàng.
Thực hiện tốt công tác marketing, thực hiện các chính sách ưu tiên về giá cả, điều kiện thanh toán, phương tiện vận chuyển,…
Ngoài ra, công ty cần nâng cao công nghệ sản xuất, đổi mới dây chuyền sản xuất, trang thiết bị nhằm nâng cao năng suất,chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Điều này góp phần tăng cường khả năng tiêu thụ sản, tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho các khoản phải thu, nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động.
Một số biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động.
Trình độ đội ngũ quản lý công nhân viên cũng ảnh hưởng không hề nhỏ trong việc quản lý vốn lưu động trong công ty. Sự thành công và phát triển của công ty đều phụ thuộc vào năng lực quản lý cán bộ công nhân viên trong công ty. Vì vậy công ty nên thường xuyên đánh giá trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, từ đó có các khóa học đào tạo chuyên sâu, nâng cao trình độ chuyên môn sao cho đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi hiện nay. Làm tốt công tác nhân sự sẽ góp phần vào tăng hiệu quả kinh doanh của công ty.Quan tâm tới cán bộ công nhân viên trong công ty, giúp cuộc sống ổn định, làm họ yên tâm làm việc, tăng năng suất lao động, từ đó cũng tăng hiệu quả sản xuất.
Bên cạnh đó, công ty cũng cần đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ để tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm góp phần tăng hiệu quả sản xuất cho công ty. Việc sử dụng công nghệ còn
giúp cho công ty quản lý khoa học và có hiệu quả các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh; góp phần kiểm soát, nâng cao và hoàn thiện được công tác quản lý vốn lưu động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
KẾT LUẬN
Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động và phát triển, công ty đã đạt được những thành tựu to lớn. Hiện nay công ty là nhà cung cấp hàng đầu cho các hãng lớn đặc biệt là công ty Honda Việt Nam. Nhờ đó, công ty ngày càng phát triển, hướng đến mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty, đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên; đông thời còn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, tăng thu ngân sách góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Công ty ngày càng phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên nhu cầu về vốn lưu động là vô cùng to lớn, đòi hỏi nhà quản trị phải quản lý vốn lưu động sao cho có hiệu quả nhất để đạt được lợi nhuận cao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động, qua thời gian tìm hiểu, kết hợp những kiến thức đã học và thực tiễn doanh nghiệp cùng với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô và các anh chị, cô chú trong công ty, chúng em đã hoàn thành chuyên đề thực tập: “ Nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Công ty Cổ phần
Nhựa và Cơ khí Hải Phòng”. Thông qua đề tài này, chúng em đã hiểu rõ được
những lí luận cơ bản về vốn lưu động, tìm hiểu tình hình hoạt động nói chung và tình hình quản lý vốn lưu động nói riêng tại Công ty Cổ phần Nhựa và Cơ khí Hải Phòng, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty.
Do trình độ và thời gian còn hạn chế, phân tích những chỉ tiêu chủ yếu nên sự đánh giá chưa thật sâu sắc, toàn diện. Những ý kiến đóng góp chưa thật sự đầy đủ, nhưng em hi vọng nó thể hiện được phần nào kết quả của việc áp dụng những kiến thức đã được học trên giảng đường vào bài phân tích này. Trong quá trình phân tích, chúng em không thể tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của công ty, của các thầy cô để chuyên đề thực tập được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Th.s Nguyễn Quang Minh, thầy Vũ Văn Thành và ban chủ nhiệm Khoa Kế toán – Tài chính trường Đại học Hải Phòng cùng công ty Công ty Cổ phần Nhựa và Cơ khí Hải Phòng đã giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực tập và viết nên đề tài này!