Hạn chế và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần nhựa và cơ khí hải phòng (Trang 25 - 27)

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, ta còn thấy công ty còn có một số hạn chế nhất định:

Vốn bằng tiền trong cơ cấu vốn lưu động của công ty rất thấp, đặc biệt là năm 2012 chiếm 5,86%. Sang năm 2013, công ty đã có biện pháp cải thiện mức dự trữ tiền mặt, tăng 5,75% so với năm 2012, tuy nhiên lượng vốn này vẫn chưa đồng đều so với các thành phần vốn khác trong tổng vốn lưu động. Điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do:

Thứ nhất, công ty có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, sản xuất theo đơn đặt hàng, có khối lượng sản phẩm bán ra đồng đều, ổn định do đó ít có khả năng phát sinh các chi phí lớn nằm ngoài kế hoạch sản xuất của công ty.

Thứ hai, công ty kiểm soát được và có sự thỏa thuận thống nhất trong các hợp đồng giao dịch thanh toán.

Thứ ba, công ty đang bắt đầu chiến lược phát triển mở rộng quy mô sản xuất, tổng lượng vốn của công ty tăng. Do đó, mục tiêu quan trọng hơn của công ty là duy trì và tạo thị trường đầu ra cho sản phẩm. Công ty có thể đã tập trung nguồn lực cho các chính sách phục vụ tín dụng thương mại, bán chịu để đảm bảo sử dụng tối đa nguồn lợi nhuận tái đầu tư đang rất dồi dào trong ngân quỹ của mình.

Phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu vốn lưu động của công ty, hơn nữa tỉ trọng lại tăng thêm 12,73% trong năm 2013. Điều này làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn vào tái sản xuất kinh doanh do thu hồi vốn chậm. Nếu không có kế hoạch thu hồi cụ thể thì các khoản này có thể thành nợ khó đòi. Tình trạng chiếm dụng ngày càng cao như vậy sẽ gây ra khó khăn trong công tác thanh toán của công ty.

Tuy nhiên, điều này chưa hẳn là một nhược điểm trong công tác quản lý vốn lưu động của công ty bởi như đã phân tích, đây là chính sách tín dụng thương mại cung cấp cho khách hàng nhằm mục tiêu mở rộng sản xuất kinh doanh trong giai đoạn mới của công ty.

Hàng tồn kho của công ty còn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn (45,96%) trong cơ cấu vốn lưu động. Điều này có thể do nguyên nhân sau:

Kế hoạch sản xuất của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ của các hãng xe máy trên thị trường. Công ty khó có thể chủ động xây dựng kế hoạch riêng theo nhu cầu trực tiếp của người tiêu dùng. Theo các báo cáo theo dõi kinh tế, thời gian gần đây, đặc biệt trong năm 2012, cầu về thị trường xe máy của Việt Nam gần như đứng sững lại, sức tiêu thụ xe máy trên thị trường giảm mạnh, gây khó khăn cho kế hoạch sản xuất khiến lượng hàng tồn kho của công ty

bị ứ đọng nhiều. Đến năm 2013, dù công ty đã giảm sản xuất, tăng tiền mặt dự trữ, tăng các khoản phải thu để tập trung cho tiêu thụ sản phẩm nhưng hàng tồn kho vẫn chiếm trên 45% trong cơ câu vốn của công ty mặc dù đã có xu hướng giảm so với năm 2012. Chính sách thương mại này của công ty đã phát huy hiệu quả của nó khi lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng vượt bậc so với năm 2013. Tuy nhiên cũng cho thấy một vấn đề đặc biệt quan trọng của công ty trong thời gian tới là công tác quản lý thu hồi các khoản phải thu

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ phần nhựa và cơ khí hải phòng (Trang 25 - 27)