- Sống tự dưỡng trong môi trường nước
e. Thực vật cộng sinh
3.2. Khái quát về giới thực vật Địa y dạng
sợi: thường có tiết tròn, phân nhiều nhánh, trông như môôt chùm lông bám trên giá thể hoăôc cũng có khi như những sợi dây buông thõng trên các cây lớn. Cladonia carneola
3.2.2. Phân giới thực vật bậc cao (Tracheophyta)
- Thực vật bậc cao là các nhóm thực vật có các mô hóa gỗ để truyền dẫn nước, khoáng chất và các sản phẩm quang hợp trong cơ thể. Thực vật có mạch bao gồm
dương xỉ, thông đất, mộc tặc, thực vật có hoa, thực vật lá kim và các thực vật hạt trần khác.
- Việc vận chuyển nước diễn ra hoặc là trong xylem (chất gỗ) hoặc là phloem (libe). Xylem vận chuyển nước và các chất vô cơ hòa tan trong đó từ rễ đi lên các lá, trong khi phloem vận chuyển các chất hữu cơ hòa tan đi khắp thân cây.
• Chuyển động của nước, chất dinh dưỡng, đường và chất thải được thực hiện nhờ sự truyền dẫn, hấp thụ và thoát hơi nước.
• Hấp thụ: Các tế bào xylem di chuyển nước và các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước từ rễ và các lông rễ mịn lên phía trên tới các bộ phận khác của cây. Các tế bào rễ còn sống hấp thụ nước chủ động khi thiếu sức hút thoát hơi nước thông qua thẩm thấu tạo ra áp lực rễ. Có những khoảng thời gian khi thực vật không có sức hút thoát hơi nước, thông thường là do thiếu sáng hay do các yếu tố môi trường khác gây ra. Nước trong các mô thực vật có thể di chuyển tới rễ để
3.2. Khái quát về giới thực vật
Hình chỉ ra các thành phần của xylem trong một cành non của cây sung trắng (Ficus alba).
• Truyền dẫn: Các mô xylem và phloem tham gia vào các quá trình truyền dẫn trong thân cây. Chuyển động của thức ăn mà thực vật tổng hợp được trong các bộ phận của nó chủ yếu diễn ra trong phloem. Truyền dẫn thực vật (chuyển động của thức ăn) từ nơi có hàm lượng thức ăn cao, như nơi sản xuất (nơi diễn ra quá trình
quang hợp) hay nơi lưu trữ, tới các nơi có nhu cầu sử dụng thức ăn, hay từ nơi sản xuất tới các mô lưu trữ. Các muối khoáng được di chuyển trong các mô xylem.
• Thoát hơi nước: Hợp chất phổ biến nhất trong phần lớn các loài thực vật là nước, đóng vai trò lớn trong nhiều hoạt động mà nó tham gia. Sự thoát hơi nước là quá trình chính mà thực vật có thể dựa vào để di chuyển các hợp chất trong các mô của nó. Các chất dinh dưỡng và các chất khoáng cơ bản cấu thành nên phần còn lại của thực vật thì nói chung vẫn còn lại trong cây. Tuy nhiên, nước lại liên tục thoát từ các quá trình trao đổi chất và quang hợp ra ngoài khí quyển. • Nước thoát ra khỏi các lá cây thông qua các khí khổng,
được đưa tới đó nhờ các gân lá và các bó mạch trong lớp phát sinh gỗ. Chuyển động của nước ra khỏi các khí khổng trên lá được tạo ra khi các lá có sức hút thoát hơi nước. Sức hút thoát hơi nước được tạo ra thông qua sức căng bề mặt của nước trong các tế bào của cây. Quá trình đẩy nước lên trên được hỗ trợ bởi chuyển động của nước vào trong rễ thông qua sự thẩm thấu. Quá trình này cũng hỗ trợ thực vật hấp thụ các chất dinh dưỡng từ đất dưới dạng các muối hòa tan trong quá trình gọi là hấp thụ.
a. Nhóm rêu
Rêu có các mô và các hệ thống sinh sản, nhưng không có mô mạch để lưu thông các chất lỏng. Rêu không có hoa
và cũng không sản sinh ra hạt, nó sinh sản nhờ các bào tử.
3.2. Khái quát về giới thực vật
Lunularia cruciata,
một loài rêu tản Anthoceros laevisloài rêu sừng , một
Calliergon
giganteum, một loài rêu
b. Nhóm Quyết: bao gồm 5 ngành ngày càng tiến hóa, sinh sản bằng bào tử, phần lớn có thân, rế, lá điển hình
- Ngành Quyết trần: hiện nay chỉ còn hóa thạch
- Ngành Lan thông: nhỏ, gồm các dạng thân thảo chưa có rễ điển hình, có lá dạng vảy, chưa có mạch dẫn, tiến hóa cao hơn quyết trần ở chỗ nó có lá thật
- Ngành Thạch tùng: là nhóm thực vật có mạch cổ nhất có loài còn sinh tồn, xuất hiện khoảng 420 triệu năm trước và hiện nay bao gồm một vài loài còn sinh tồn "nguyên thủy" nhất. Các loài này sinh sản bằng cách để rơi các bào tử và có sự luân chuyển giữa các pha sinh học vĩ mô, mặc dù một số là cùng kiểu (thạch tùng) trong khi những loài còn lại (quyển bá, thủy phỉ) là khác kiểu trong việc sản sinh bào tử. Chúng khác với các dạng thực vật có mạch khác ở chỗ chúng có các vi lá (microphyll) - các lá chỉ có một gân lá chứ không phải là các vĩ lá (megaphyll) phức tạp như ở dương xỉ và thực vật có hạt.
3.2. Khái quát về giới thực vật
• Các thành viên của nhóm này có lịch sử tiến hóa lâu dài và các hóa thạch phổ biến trên khắp thế giới, đặc biệt là trong các tầng than.
• Trong kỷ Than Đá, các loài thực vật thuộc
ngành Lycopodiophyta (như
Lepidodendron) tạo ra những cánh rừng lớn và chúng là nhóm chi phối đối với thực vật đất liền, với các lá mọc ra trên toàn bộ bề mặt của thân và cành, nhưng chúng sẽ rụng đi khi cây lớn hơn, chỉ để lại một cụm lá nhỏ ở trên ngọn. Các tàn tích của chúng tạo thành nhiều trầm tích hóa thạch dưới dạng than đá.
• Thạch tùng răng cưa - loại cây dược liệu cực hiếm trên thế giới vừa được phát hiện trong rừng sâu, trên vùng núi cao 1.000m tại Lâm Đồng. • Theo một nhà khoa học, trước đó, thạch tùng răng cưa (còn gọi là thông đất) đã được phát hiện tại Sa Pa, cũng trên độ cao 1.000m.
3.2. Khái quát về giới thực vật
• Hoạt chất chính của thạch tùng răng cưa là Huperzine. Các nhà khoa học kết luận rằng chất này có tác dụng trong việc chữa trị các bệnh về trí nhớ, đặc biệt là bệnh
- Ngành Mộc tặc hay lớp Cỏ
tháp bút là một lớp thực vật
với các mẫu hóa thạch có niên đại từ kỷ Devon. Các loài còn sinh tồn nói chung được gọi là mộc tặc hay cỏ tháp bút và thông thường sinh sống trong các khu vực ẩm ướt, với các lá hình kim tỏa ra từ các khoảng tương đối đều nhau trên một thân cây mọc thẳng đứng.
Các loài mộc tặc bao gồm một thân cây rỗng (đôi khi có ruột cây), có khả năng quang hợp, "phân đốt". Ở các đốt giữa các đoạn là một vòng lá.
- Ngành Dương xỉ: (Pteropsida),