Trình độ học vấn, nghề nghiệp của người trực tiếp giáo dục trẻ

Một phần của tài liệu Đề tài “Nhận thức của cha mẹ về giáo dục con cái trong gia đình hiện nay ở xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế: Thực trạng và giải pháp” (Trang 31 - 50)

- Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) thường xuyên tuyên truyền sâu rộng

2.4.Trình độ học vấn, nghề nghiệp của người trực tiếp giáo dục trẻ

c ng phi ũả đượ ự đồ s ng ý a ha m ủẹ

2.4.Trình độ học vấn, nghề nghiệp của người trực tiếp giáo dục trẻ

Trình độ học vấn và sự am hiểu xã hội của những người trực tiếp giáo dục con cái là một yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến tính tình đến sự hình thành nhân cách của trẻ.

Gia đình là cái nôi của toàn xã hội, gia đình êm ấm, có phát triển thì xã hội mới phát triển,gia đình là nơi đầu tiên mà trẻ được tiếp xúc. Cha mẹ có tri thức có cách đối xử đúng với con cái, bày cho con cách đối xử đúng thì con cái mới khôn ngoan được. Mặt khác địa bàn nghiên cứu là một miền quê nông thôn nghèo, người lớn ít có cơ hội học cao, trình độ của họ còn thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Trong các mẫu gia đình thuộc mẫu nghiên cứu thì trình độ học vấn của người giáo dục trẻ hầu hết cấp 2 và cấp 1, số người học hết cấp 3 chiếm một tỷ lệ nhỏ. Những người học hết cấp 3 thì hiện nay là nhưng người làm công nhân viên nhà nước. Đặc biệt ở địa bần nghiên cứu con có một số phụ huynh không qua một trường lớp nào, họ không biết chữ. Vì do trước đây họ không có điều kiện để học tập cũng như không có phong trào học tập như bây giờ.

Tuy trình độ học vấn thấp nhưng vốn sống ở nông thôn có tình làng nghĩa xóm rất cao nên họ có rất nhiều vốn sống. Họ có cách giáo dục con cái đúng đắn, có cách đối xử vởi con đúng mực.

Qua điều tra số liệu trình độ học vấn của 100 hộ gia đình thuộc mẫu nghiên cứu chúng tôi thu được số liệu về trình độ học vấn của những người

giáo dục trẻ như sau: Có 47 người học hết cấp 2 chiếm 30%, có 30 người học hết cấp 1 chiếm 35%, 18 người không qua trường lớp nào chiếm %, có 20 người học hết cấp 3 chiếm 15%. Hình 2.2. Trình độ học vấn(%) Trình độ học vấn Tỷ lệ % Học hết cấp 3 15 Học hết cấp 2 30 Học hết cấp 1 35

Không qua trường lớp 20

2.5. Độ tuổi của người giáo dục trẻ

Giáo dục con cái đạt hiệu quả cao hay không cao con tuỳ thuộc vào độ tuổi của cha mẹ. Cha mẹ có độ tuổi không qua cao cũng không quá ít sẽ tác động rát nhiều tới việc giáo dục con cái. Nếu cha mẹ từ 25-26 tuổi mới sinh con đầu lòng thì lúc này cha mẹ có thể dễ dàng giáo dục con cái vì lúc này đây cha mẹ đã có một ít vồn kinh nghiệm sống, giáo dục con cái như thế nào cho hợp lí. Nếu cha mẹ còn ít tuổi mà đã sinh con thì chưa có nhiều kinh nghiệm sống, chưa biết cách giáo dục con cho hợp lí. Còn nếu cha mẹ đã quá tuổi mà đã sinh con thì không hiểu được tâm lí của trẻ nên cũng không có cách giáo dục đúng đắn, hợp với thời đại.

Thông thường trẻ hay nghe lời người lớn, người lớn là những tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Ở những gia đình có cha mẹ, ông bà là những người mẫu mực, là những tấm gương sáng, là những người thành công trong cuộc sống thì trẻ thường phát triển theo xu hướng tốt. Còn nếu sống trong gia đình có người lớn, cha mẹ sông theo lối sông buông thả, có những hành vi thiếu văn hoá, đạo đức, thậm chí có cả những hành vi phạm tội như nghiện rượu, nghiện hút ma tuý, trộm cắo, cướp dật, cha mẹ thường xuyên đánh đập, chửi

bới nhau, không tôn trọng nhau, mẹ không tôn trọng cha cũng như cha không coi mẹ ra gì, không khì trong gia đình luôn căng thẳng … thì những thói xấu này làm cho trẻ dần dần bị lây nhiễm các thói hư tật xấu trong gia đình, coi thường pháp luật,không có chí hướng phấn đấu để học tập, tiến bộ. Bỡi một lẽ cha mẹ nó có ra gì đâu mà nó phải cố gắng.

Tuỳ vào từng cá nhân, từng độ tuổi, từng hoàn cảnh gia đình mà những người làm cha làm mẹ phải đưa ra từng cách giáo dục con cái cho hợp lí.Qua tìm hiểu những gia đình thuộc mẫu nghiên cứu chúng tôi thấy trong gia đình thì cha và mẹ đều có trách nhiệm giáo dục, dạy bảo con cái. Tuy nhiên người mẹ vẫn là người chịu trách nhiệm giáo dục con cái nhiều hơn người cha. Những người mẹ có con trong mẫu nghiên cứu thguộc từ độ tuổi từ 25-40 tuổi. Phần nhiều là ở độ tuổi 35 ở độ tuổi này người mẹ đã có một vốn kinh nghiệm sống dày dặn, đã có những phương pháp giáo dục con cái hợp lí. Ở những người trẻ tuổi họ có quan niệm sống công băng hơn giữa con trai và con gái, sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái là không có. Tuy nhiên trong thâm tâm họ vẫn muốn có một đứa con trai. Còn ở những người già nhiều tuổi thì họ vấn có sự đối xử giữa con trai và con gái. Ở trong những gia đình có sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái thì con trai thường được nuông chiều hơn, không hay bị đánh đập, la mắng như con gái. Con gái thường phải làm nhiều việc hơn.

2.6. Những khó khăn trong việc giáo dục trẻ em trong gia đình

Gia đình được xem là tác nhân trực tiếp ảnh hưởng tới quá trình phát triển tâm, sinh lý của trẻ. Trong giai đoạn phát triển của cuộc đời mỗi người thì cách chăm sóc, giáo dục từ gia đình chi phối rất nhiều tới trẻ nhỏ.

Qua quá trình tìm hiểu, tiếp xúc với cuộc sống của một số hộ gia đình có con từ 6-16 tuổi trên địa bàn xã thì nhìn chung cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Đa số các hộ đều đông con, điều kiện kinh tế không đảm bảo để cha mẹ các em đáp ứng những nhu cầu ăn, mặc, giáo dục con cái một cách đầy đủ. Không ít các bậc phụ huynh đông con, nghèo nên khá chật vật

với việc chăm sóc ăn uống, sinh hoạt của trẻ chứ chưa tính đến chuyện giáo dục con cái trong việc học hành học hành, vui chơi. Theo kết quả phỏng vấn qua phiếu điều tra, các bậc phụ huynh nhận thức về giáo duc con cái đạt kết quả thấp có các nguyên nhân sau: Nghèo đói 35%, nhận thức kém 30%, không có thời gian quan tâm đến con cái 15%, các lí do khác 20%. Số liệu đó sẽ được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 2.3 Nguyên nhân(%) Nguyên nhân Tỷ lệ % Nghèo đói 35 Nhận thức kém 30 Sự quan tâm 15 Lí do khác 20

2.7. Trách nhiệm của cha mẹ trong việc nhận thức giáo dục con cái

Vấn đề đặt ra là các bậc cha mẹ cần quan tâm giáo dục cho trẻ những đức tính, phẩm chất gì?

- Trước hết, trẻ đang tuổi đi học, bởi vậy cha mẹ phải động viên, giáo dục trẻ ý thức hăng say học tập. ý nghĩa của điều này là vô cùng lớn đặc biệt trong nền kinh tế tri thức hiện nay.

- Hơn nửa thời gian trong ngày trẻ có mặt ở trường, bởi vậy cha mẹ cần quan tâm giáo dục trẻ cách ứng xử: lễ độ, biết vâng lời thầy, cô giáo và người lớn tuổi. Cùng với điều này là phải biết vâng lời, lễ độ với bố mẹ, anh chị trong nhà. Rất tiếc là đã có không ít trẻ nói trống không, không có “ thưa, gửi”, lỗi này là do cha mẹ. Không có một nhà trường nào lại có thể biết hết được những lỗi này của trẻ để rèn cho trẻ. Một khi trẻ nói trống không, bố mẹ phải uốn nắn ngay, băt trẻ tập luyện nhiều lần để thành thói quen. Trẻ không được “nói tục, chửi bậy”. Để làm được điều này, trong nhà phải nghiêm, có những hình phạt phù hợp để nhắc trẻ nhớ, không tái mắc phải. Đáng tiếc là, đã có không ít ông bố, bà mẹ còn thích thú và còn có vẻ tự hào khi con mình học “chửi”, biết cách “chửi bậy” và còn khoe về điều đó.

- Thật thà là một đức tính vô cùng quan trọng ở trẻ. Chúng ta phải tỏ thái độ không chấp nhận khi trẻ nói dối, bởi nói dối là một đức tính vô cùng xấu, một lỗi nặng không thể tha thứ, một khi phát hiện thấy ở trẻ có lỗi này, phải

cương quyết, kiên trì tìm cách cho trẻ vượt qua. Phải dậy cho trẻ, khi nhặt được của rơi, phải tìm cách trả lại bằng được cho người bị mất. Bố mẹ hãy đừng bỏ qua, đừng thích thú về điều con mình “nhặt” được các gì đó mà không phải là cái do gia đình sắm cho nó. Tính thật thà ở trẻ liên quan đến thái độ dám nhận lỗi. Giáo dục trẻ biết nhận lỗi là một nghệ thuật không hề đơn giản, bởi trẻ sẽ đối mặt với lỗi lầm mà mình mắc phải.

Phải giáo dục trẻ lòng nhân ái ngay từ nhỏ như: không chơi ác với súc vật ( chó, mèo, các vật nuôi trong nhà…), phải biết làm điều thiện, không làm điều ác. Có được phẩm chất này, về sau trẻ dễ dang hơn trong việc biết quan tâm tới người khác, biết sống lương thiện.

Phải chú ý giáo dục trẻ ý thức tự lập, phải dần tự mình biết làm được mọi chuyện, tự mình phục vụ mình. Nhiều bậc bố mẹ đã quá nuông chiều con, “làm hộ” con mọi chuyện, và hậu quả là khi lớn lên, con không biết tự làm một cái gì cả, tai hại hơn là con không biết phải quan tâm đến người khác mà chỉ muốn đòi người khác phải phục vụ mình.

- Giáo dục cho trẻ biết tự trọng, tự hổ thẹn với bản thân khi mắc phải lỗi lầm là điều có ý nghĩa không nhỏ trong quá trình hình thành nhân cách cho trẻ. Chúng ta đã từng biết, trên thực tế nhiều đứa trẻ không thấy được điều này. Trẻ mắc lỗi. Có thể công nhận là mình sai, nghưng trẻ cảm thấy bình thường, không chút ăn năn, Cá biệt trẻ đổ lỗi này cho một nguyên nhân khách quan nào đó chứ không phải là tại nó. Nhiều bậc bố mẹ lại khen thầm con mình giỏi, biết tự “chống chế ”. Cần phải nhìn xa hơn, đây là điều hệ trọng, rất nguy hiểm cho việc hình thành nhân cách trẻ sau này.

- Cuối cùng, cần lưu ý giáo dục trẻ biết tự khép mình vào hoàn cảnh, vào khuôn khổ quy định, từ việc đơn gian nhất là trong giờ học không được nói chuyên riêng, trước giờ học, phải tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà thầy, cô giao cho. Làm tốt điều này, là cơ sở để sau này trẻ có được tính kỷ luật, ý thức cộng đồng, thái độ biết sống vì người khác, trách nhiệm cá nhân đối với xã hội v.v…

Giáo dục trẻ là một nghệ thuật đòi hỏi các bậc cha mẹ phải đặc biệt quan tâm học hỏi người khác và tự rút kinh nghiệm của hoc sinh

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC GIÁO DỤC CON CÁI TRONG GIA ĐÌNH Ở XÃ HỒNG QUẢNG, HUYỆN A LƯỚI,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1. Quan điểm của nhân viên Công tác xã hội đối với vấn đề giáo dục con cái trong gia đình

Chúng ta đã biết đến CTXH là một dịch vụ đã được chuyên môn hóa, góp phần giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến con người thỏa mãn những nhu cầu căn bản của cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội. Mặt khác giúp cá nhân nhận thức vị trí vai trò xã hội của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CTXH với trẻ em đòi hỏi những nhân viên CTXH phải nhận thức sâu sắc thực trạng đời sống của trẻ em hiện nay. Đặc biệt là những trẻ em thiếu sự quan tâm giáo dục từ phía cha mẹ chính những bậc phụ huynh. Với sự thiếu hiểu biết quan tâm chăm sóc từ cha mẹrồi sau này sẽ để lại những hậu quả tương lai cho con em họ vô cùng nghiêm trọng không ai ngờ tới. Vậy với bản thân tôi là một nhân viên CTXH trong tương lai, cần nhận thức được vấn đề đang đặt ra ở nơi đây để cùng những bậc phụ huynh cùng chính quyền địa phương giải quyết khó khăn đang gặp phải bằng chính những gì tôi đã được học hỏi từ nhà trường.

3.2. Vai trò của nhân viên CTTXH

Bên cạnh thể hiện vai trò của nhà CTXH với trẻ em cần phải thể hiện được tầm quan trọng của mình với cá đoàn thể chính quyền địa phương.

Là một nhân viên CTXH cần phải tăng cường những phương pháp có thể tác động tới người dân trong vấn đề nuôi dạy con cái.

Ngoài ra cần đề xuất với chính quyền địa phương các ban ngành liên quan những biện pháp tích cực trong việc tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm tại địa phương để nuôi dưỡng con cái về mặt thể lực và trí tuệ cho trẻ một cách đầy đủ.

3.2.1. Vai trò truyền thông

Trong thời đại ngày nay khi các phương tiện thông tin đại chúng vô cùng phong phú đây là một điều kiện thuận lợi cho quá trình truyền thông truyền đạt thông tin đến với người dân của nhân viên công tác xã hội. Việc truyền đạt thông tin được thực hiện qua đài truyền hình đài phát thanh sách báo tờ rơi hoặc có thể lồng ghép với các cuộc tập huấn họp dân.

Trước thực trạng nhận thức giáo dục con cái còn thấp trong gia đình, hay là con cái ít được quan tâm chăm sóc chu đáo đầy đủ , thì nhà truyền thông cần phải tuyên truyền cho cộng đồng người dân phia biết nâng cao nhận thức của mình trong giáo dục con cái. Phải biết vươn lên, vượt qua những khó khăn hiện tại nhất là vấn đề kinh tế để tạo điều kiện tốt nhất cho con cái mình phát triển.

Tuỳ vào từng hoàn cảnh gia đình mà có những cách thức trợ giúp khác nhau.

3.2.2. Vai trò giáo dục

Nhân viên CTXH với các tổ chức đoàn thể cần tổ chức nâng cao kiến thức, kỷ năng sống cho các thành viên trong gia đình. Cần thuyết trình để các bậc làm cha mẹ, ông bà, anh chị hiểu rõ hơn về vai trò chức năng của gia đình. Thông qua các buổi tập huấn để giúp các bậc làm cha mẹ

3.2.3. Vai trò kết nối

Nhân viên công tác xã hội là cầu nối giữa các bậc cha mẹ với những nguồn lực, những người thân và chính với bậc phụ huynh cho họ hiểu hơn về nhau, có thể đồng cảm, chia sẻ quan tâm ,chăm sóc nhau nhiều hơn để có thể hiểu nhau hơn . NVCTHX cần giúp đỡ các em nhận thức được quyền lợi,trách nhiệm của giá trị bản thân, để các em gắng học tập tốt hơn,vượt qua những khó khăn hiện tại cùng với đó là không nên dính vào những tệ nạn xã hội. Nhân viên CTXH là người kết nối tình cảm giữa cách thành viên trong gia đình giúp cho họ thương yêu đùm bọc, chấp nhận lẫn nhau cùng chung tay xây dựng gia đình hạnh phúc.

Ngoài ra nhân viên CTXH là người kết nối các gia đình với các dịch vụ, tổ chức xã hội , trường học, chính quyền địa phương nơi đây quan tâm nhiều hơn tới vấn đề giáo dục trẻ em, góp phần vào việc vun đắp mầm non, chủ nhân tương lai của đất nước.

3.3. Giải pháp

Với vấn đề đặt ra nơi đây hiện nay thì cần đưa ra giải pháp tối ưu và cấp thiết để đạt hiệu quả tốt nhất. Theo tôi đây là một xã nghèo, trình độ của họ còn thấp chính vì vậy chính quyền địa phương sẽ là yếu tố tác động lớn nhất tới sự nhận thức của người dân nơi đây.

Chính quyền địa phương là tiếng nói có sức mạnh nhất tác động tới nhận thức người dân, vậy chính quyền địa phương phải làm gì để làm được điều đó?

• Từ phía chính quyền địa phương.

- Thứ nhất: Phải tuyên truyền, truyền thông cho người dân biết rõ được vai trò của việc giáo dục con cái quan trọng như thế nào? Có lợi ích ra sao cho chính bản thân con họ, chính với gia đình và chính với xã hội. Bằng các thông báo, tuyên truyền ở đài phát thanh của xã, của thôn để đưa được những điều muốn nói tới người dân.

- Thứ hai: Chính quyền xã cùng với chính quyên của 6 thôn cần phải có sự

Một phần của tài liệu Đề tài “Nhận thức của cha mẹ về giáo dục con cái trong gia đình hiện nay ở xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế: Thực trạng và giải pháp” (Trang 31 - 50)