Tập trung theo bottom-up và top-down

Một phần của tài liệu Ứng dụng mạng HTM và mạng ngữ nghĩa để nhận diện đối tượng phức trong ảnh (Trang 32 - 33)

Có hai nhân tố quyết định tín hiệu nào được chọn hoặc loại bỏ bởi quá trình tập trung. Đó là nhân tố tập trung bottom-up và top-down [16].

Tập trung bottom-up

Còn gọi là nhân tố đặc trưng hướng hình ảnh (image-based saliency cues). Nó phụ thuộc vào tín hiệu cảm biến đầu vào mà không liên quan gì đến trạng thái bên trong của hệ thống. Khi đó, một vài tín hiệu được xem thật sự nổi trội (đặc trưng) trong một ngữ cảnh cho trước [8]. Các tín hiệu này được xử lý ở vùng ventral stream. Ví dụ, một áo dạ hội màu đỏ giữa những áo dạ hội màu đen tại một buổi tiệc sẽ tự động thu hút sự tập trung. Đặc trưng không phụ thuộc vào tác vụ nào, nó xảy ra rất nhanh và hầu hết theo mô hình bottom-up mặc dù nó có thể phụ thuộc bởi hiệu ứng nền của ảnh hay ngữ cảnh. Tốc độ của mô hình tựa đặc trưng của sự tập trung trong khoản 25 đến 50 ms.

Tập trung top-down

Sự tập trung xảy ra do tác nhân nhận thức và phụ thuộc vào trạng thái bên trong của hệ thống như tri thức, sự mong đợi và những mục đích hiện thời [6]. Nó là một mô hình mạnh mà có khả năng thay đổi vùng tập trung có lựa chọn phụ thuộc vào tác vụ (ví dụ, “nhìn màu đỏ, phương ngang”). Sự thể hiện của mô hình tập trung top-down được điều

khiển từ những vùng não cao, đó là vùng dorsal stream. Quá trình top-down tốn chi phí thời gian khoản 200ms hoặc hơn.

Theo nghiên cứu của tâm lý học, mô hình top-down đóng vai trò quan trọng trong nhận thức của con người. Nó thể hiện thông tin của thế giới quan hay trạng thái của các đối tượng, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như những nhiệm vụ hiện thời, kiến thức trước đây về mục tiêu, ngữ cảnh hay đối tượng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mạng HTM và mạng ngữ nghĩa để nhận diện đối tượng phức trong ảnh (Trang 32 - 33)