Một số thông số chính của mạch nhớ

Một phần của tài liệu kiến trúc máy tính giới thiệu chung về máy tính điện tử (Trang 42 - 43)

Độ dài của ô nhớ: Độ dài của ô nhớ cho biết số bit chứa trong ô nhớ, có thể

tính bằng bit, byte (8 bit), từ (16 bit), từ đúp (32 bit) hay từ kép (64 bit).

Dung lượng (Capacity) của mạch nhớ xác định số bit hay byte hay từ cực đại mà mạch nhớ có thể chứa. Giả sử mạch nhớ có n bit địa chỉ và mỗi từ có độ dài là m, như vậy mạch nhớ có dung lượng 2n (m bit được tổ chức như 2n từ, mỗi từ m bit). N bit địa chỉ chỉ n đầu vào địa chỉ của mạch nhớ. Với n bit địa chỉ, một ô nhớ duy nhất trong 2n ô được xác định. Tổng số ô nhớ là L = 2n. Như vậy, số lượng ô nhớ trong mạch nhớ là lũy thừa cơ số 2. Với L cho trước, số lượng bit địa chỉ cần thiết để phân biệt L vị trí nhớ là n=log2L. Đơn vị đo dung lượng bộ nhớ thông thường nhất là: Byte(B), KiloByte (1KB=210B), MegaByte (1MB=220B), GigaByte (1GB=230B), TetraByte (1TB=240B)...

Thời gian thâm nhập (Acces Time) là thời gian từ thời điểm áp địa chỉ tới

BUS địa chỉ khi nội dung của ô nhớ đó được đưa ra BUS số liệu, ký hiệu là tA , thời gian này phụ thuộc vào công nghệ chế tạo và cấu trúc mạch nhớ.

Chu kỳ đọc (Read Cycle) là thời gian kể từ khi áp địa chỉ để đọc ô nhớ cho

đến khi có thể áp địa để đọc ô nhớ tiếp theo, ký hiệu là tRC. Đó là thời gian ngắn nhất giữa hai lần đọc mạch nhớ.

Chu kỳ ghi (Write Cycle) là thời gian kể từ khi áp địa chỉ để ghi ô nhớ cho

đến khi có thể áp địa để ghi ô nhớ tiếp theo, ký hiệu là tWC. Đó là thời gian ngắn nhất giữa hai lần ghi mạch nhớ.

Tần số của mạch nhớ là lượng thông tin lớn nhất có thể đọc hay ghi vào

mạch nhớ trong thời gian 1 giây. f = 1/tM

Một phần của tài liệu kiến trúc máy tính giới thiệu chung về máy tính điện tử (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)