II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM NỘI THẤT VĂN PHÒNG CỦA CÔNG TY.
1. Những nhân tố khách quan 1 Môi trường kinh tế quốc dân
1.1 Môi trường kinh tế quốc dân
Thứ nhất, yếu tố kinh tế.
Như chúng ta đã biết, tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đạt được những con số khá cao khoảng 8.6%. Chứng tỏ sức mua của người tiêu dùng cũng tăng lên. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và công ty TNHH Nội Thất Thành Phát nói
riêng. Khi sức mua của người tiêu dùng tăng lên, công ty có thể đẩy mạnh hàng hoá vào lưu thông, tăng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm thu về lợi nhuận cao nhất. Mặt khác, khi nền kinh tế phát triển kéo theo thu nhập của người tiêu dùng cũng tăng lên. Bây giờ, khi các văn phòng mọc lên họ không chỉ dành một phần kinh phí để xây dựng nhà cửa mà còn để một phần kinh phí khá lớn để mua sắm đồ nội thất vể trang trí cho văn phòng của mình. Mức độ đòi hỏi của các doanh nghiệp khá cao. Không chỉ là đồ nội thất bình thường mà còn là một vật để trang trí cho văn phòng trở nên đẹp đẽ. Khi mà mọi thứ trong phòng trở nên đẹp và sang trọng thì các nhân viên sẽ làm việc thoải mái từ đó nâng cao năng suất lao động.
Thứ hai, yếu tố khoa học công nghệ.
Yếu tố khoa học công nghệ là yếu tố mang đầy kịch tính và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiêu thụ nội thất trong đó có nội thất văn phòng. Một sản phẩm nội thất văn phòng hoàn thiện là sự kết hợp giữa công nghệ, con người và máy móc. Do vậy, nếu có được những thành tựu khoa học tiên tiến thì chắc chắn sản phẩm mà công nghệ khoa học đó tạo ra sẽ có những cải tiến, có chất lượng cao, giá thành hạ. mà những nhân tố này sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Với sự áp dụng khoa học công nghệ, công ty sẽ cho ra đời những sản phẩm mới, tiên tiến phù hợp với xu thế và chiều hướng tiêu dùng đang ngày càng là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay.
Thứ ba, yếu tố văn hoá, xã hội.
Đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu và hành vi mua hàng của con người trong sản xuất cũng như trong tiêu dùng. Ngành nội thất phát triển như hiện nay là do nhận thức của con người về giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật đã được nâng cao. Khi nền kinh tế phát triển kéo theo phong cách sống cũng được thay đổi mạnh theo chiều hướng tích cực. Họ luôn thích những sản phẩm có phong cách hiện đại, mẫu mã đẹp, kiểu dáng bắt mắt. Do vậy họ chỉ
mua những sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yếu tố đó. Đây cũng là yếu tố mà công ty phải cân nhắc khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Khi nói đến văn hóa xã hội phải kể đến yếu tố phong tục tập quán. Yếu tố này cũng ảnh hưởng đến tiêu thụ nội thất. Việt Nam là đất nước có bề dày truyền thống hàng nghìn năm, tập quán tiêu dùng vẫn đậm chất phương Đông. Do vậy, nhu cầu về sản phẩm của họ là những sản phẩm phải đậm chất phương Đông. Nếu công ty không cung cấp những sản phẩm có tính chất như vậy thì sẽ không tiêu thụ được. Từ đó làm giảm lượng tiêu thụ và ảnh hưởng đến kết quả chung.
1.2 Môi trường tác nghiệp. Thứ nhất, khách hàng.
Khách hàng là người trả lương cho công ty. Họ chỉ mua hàng khi sản phẩm của công ty phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của họ. Khách hàng luôn cân nhắc giữa khoản tiền mà họ bỏ ra để có sản phẩm của mình và một bên là lợi ích họ nhận được từ tiêu dùng sản phẩm đó. Nếu sản phẩm nội thất của công ty mà đem lại lợi ích không như mong đợi của họ thì họ sẽ không mua hàng của công ty.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc thu hút khách hàng tương lai và giữ được khách hàng hiện tại là vô cùng quan trọng. Sự tín nhiệm và trung thành của khách hàng là sản phẩm vô giá đối với mọi công ty trong quá trình kinh doanh cũng như tiêu thụ nội thất. Nếu khách hàng ưa thích sản phẩm và thương hiệu của công ty thì họ sẽ trung thành với thương hiệu đó. Dù đi đâu họ cũng sẽ tìm thương hiệu và sản phẩm đó để mua như vậy lợi nhuận sẽ được đảm bảo. Đây là yếu tố thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ nói chung và nội thất nói riêng .Quy mô khách hàng cũng là quy mô thị trường. Khách hàng có nhu cầu khác nhau và thường xuyên biến đổi. để sản
phẩm của mình được tiêu thụ thì công ty phải theo dõi khách hàng, phân tích nhu cầu của họ để đưa ra những sản phẩm phù hợp.
Thứ hai, người cung ứng.
Người cung ứng là những người cung cấp hàng hoá, dịch vụ đầu vào cho công ty. Nguyên vật liệu đầu vào của công ty chủ yếu là gỗ, bên cạnh đó có nỉ, giả da, thạch cao, kính.. Nếu đầu vào đảm bảo và có sự liên tục thì đầu ra sẽ ổn định. Như vậy, người cung ứng có ảnh hưởng nhất định đến tiêu thụ nội thất. Người cung ứng cho công ty chủ yếu là các nhà trung gian nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào. Họ sẽ đem lại nhiều thuận lợi và nguy cơ cho công ty. Là cơ hội nếu công ty có được sự trung thành của họ. Từ đó họ sẽ cung cấp đầu vào có giá trị, sản phẩm được tạo ra từ nguồn đầu vào đó sẽ tốt và tiêu thụ được thuận tiện. Để có được sự trung thành từ các nhà cung ứng thì công ty phải giành ra những ưu đãi nhất định cho họ.
Thứ ba, đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh là những người cung cấp các mặt hàng tương tự hoặc có thể thay thế sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Công ty TNHH Nội Thất Thành Phát họat động và kinh doanh trong ngành nội thất nên gặp phải sự cạnh tranh của nhiều đối thủ cạnh tranh. Trong đó, đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các công ty cùng kinh doanh nội thất như: Xuân Hoà, Hoà phát, Trường phát ngoài ra còn có các đối thủ cạnh tranh gián tiếp là những công ty kinh doanh trong ngành gạch lát, thủ công mỹ nghệ, đèn điện…Sự cạnh tranh gay gắt dẫn đến giá cả tăng, khó tiêu thụ từ đó kéo theo lợi nhuận giảm. Bất kỳ một công ty nào khi tham gia thị trường đều phải đối đầu với sự cạnh tranh và để tiếp tục tăng trưởng và phát triển thì các công ty phải có sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh. Từ đó có các biện pháp và chiến lược để chiến thắng đối thủ cạnh tranh.