động 3.150.150 1.350.266 1.556.833
( Nguồn: Phòng kế toán công ty)
Theo con số thống kê ở bảng trên, doanh thu của công ty qua 3 năm có biến động. Năm 2006 có giảm so với năm 2005, mức giảm là 569.489.161 VNĐ tương ứng 7,33%. Nhưng năm 2007 đã có sự tăng trưởng, tăng so với năm 2006 khoảng 834.283.542 VNĐ tương ứng 11,60%. Có sự tăng trưởng này là do công ty đã đầu tư trang thiết bị, ký kết được nhiều hợp đồng có giá trị lớn. Còn phần lợi nhuận năm 2006 bị âm, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Do năm 2006 phần thuế phải nộp đã tăng so với năm 2005 khoảng 42.510.892 VNĐ, và năm 2006 công ty có mua thêm dây chuyền thiết bị, chi thêm kinh phí cho quản lý doanh nghiệp do vậy phần chi có lơn hơn phần thu. Nhưng đến năm 2007, công ty đã điều chỉnh được mối quan hệ giữa chi phí và thu nhập nên lợi nhuận tăng đáng kể. Lợi nhuận năm 2007 tăng 151.815.415 VNĐ tương ứng 36,48%.
Từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta có các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả:
Bảng số 1.3: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tỷ suất LN/ Vốn KD(%) 8,6 -1,11 7,83
Tỷ suất LN/ DT(%) 5,36 -1,02 6,92
Tỷ suất LN/ CP(%) 38,51 -9,97 40,48
(nguồn; phòng kế toán công ty)
Theo bảng trên, do năm 2006 làm ăn thua lỗ nên không đạt hiệu quả trong sử dụng vốn, doanh thu, chi phí. Các chỉ tiêu này đều âm.
So sánh trong năm 2005 và năm 2007 ta thấy năm 2007 hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty kém hơn năm 2005, vì 1 đồng vốn năm 2005 bỏ ra thu được 8,6 đồng lợi nhuận trong khi đó năm 2007, 1 đồng vốn bỏ ra thu được 7,83 đồng lợi nhuận như vậy hiệu quả giảm rõ rệt. Trong khi đó, hiệu quả sử dụng doanh thu và chi phí thì tốt hơn năm 2005. Cụ thể, năm 2007 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 1,56% nghĩa là cùng 1 đồng doanh thu nhưng khi bỏ ra kinh doanh thì năm 2007 đã thu về nhiều hơn so với năm 2005 là 1,56 đồng. Như vậy năm 2007, hoạt động kinh doanh của công ty rất tốt, thị trường mở rộng. Còn tỷ suất lợi nhuận trên chi phí năm 2007 tăng so với năm 2005 là 1,97%. Như vậy năm 2007 công ty đã sử dụng hiệu quả khoản chi phí . Do công ty đã nhận thức được vấn để giảm chi phí, đã quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh theo chi phí.
Như ta biết, nguồn vốn có vai trò lớn trong sản xuất kinh doanh. Để thấy rõ hơn thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty ta có bảng chỉ tiêu về vốn và sự biến động của các nguồn vốn trong tổng số vốn của công ty.
Bảng số 1.4 : Chỉ tiêu về vốn
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Vốn cố định 378.594.283 110.035.649 350.013.789 Vốn lưu động Trong đó vốn tự có Tỷ trọng vốn tự có trong vốn lưu động 4.722.704.401 1.199.414.229 25,40% 6.448.809.210 522.752.289 8,11% 6.771.994.664 1.586.114.623 23,42% Tổng vốn kinh doanh 5.101.298.684 6.558.844.859 7.122.008.453
(nguồn: Phòng kế toán công ty)
bảng trên, nguồn vốn của công ty không biến động nhiều nhưng nguồn vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn. Vốn lưu động ở công ty chủ yếu là hàng dự trữ, các khoản phải thu. Qua các năm vốn lưu động có sự tăng lên nhưng mà tốc độ tăng không đều nhau. Do đặc điểm của vốn lưu động thường biến động nhanh( thể hiện ở số vòng quay). Năm 2005 đạt 4.722.704.401 VNĐ thì đến năm 2006 tăng lên đến 6.448.809.210 VNĐ tăng 36,55% tương ứng là 1.726.104.800VNĐ. Năm 2007 cũng tăng so với năm 2006, tăng khoảng 5,01% tương ứng là 323.185.454 VNĐ. Sự tăng lên này chứng tỏ công ty đã huy động nhiều vốn lưu động từ nhiều nguồn khác nhau để thúc đẩy mua hàng và từ đó quy mô sản xuất kinh doanh cũng tăng lên.
Công ty TNHH Nội Thất Thành Phát với đặc điểm là vừa sản xuất vừa kinh doanh mặt hàng nội thất nên cần có vốn cố định để xây dựng và để mua sắm trang bị các loại tài sản cố định khác nhau ở DN. Theo bảng trên tỷ trọng vốn cố định trong tổng số vốn chiếm ít. Năm 2005 chiếm 7,42%, năm 2006 chiếm 1,68%, năm 2007 chiếm 4,91%. Đây chính là cơ cấu của vốn cố định. Công ty chủ yếu thực hiện chức năng mua nguyên liệu sản xuất sản phẩm để bán nên vốn cố định chiếm ít.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ
SẢN PHẨM NỘI THẤT VĂN PHÒNG Ở CÔNG TY TNHH NỘI THẤTTHÀNH PHÁT. THÀNH PHÁT.