Phương pháp chọn lâm phần

Một phần của tài liệu kiểm tra sự thích hợp của biểu cấp đất và biểu thể tích lập cho các loài thông mã vĩ (pinus massoniana) và thông nhựa (pinus merkussi) ở các tỉnh bắc giang, lạng sơn và quảng ninh (Trang 36 - 85)

tích và xác định số lâm phần cần điều tra.

- Chọn lâm phần điều tra: Trong một đơn vị quản lý rừng các lâm phần điều tra được chọn ngẫu nhiên theo từng cấp tuổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Trên các lô rừng trồng thiết lập các ô tiêu chuẩn (ôtc) tạm thời với diện tích 250 m2

/ôtc, đánh dấu các cây ngoài cùng gần ranh giới nhất.

+ Các diện tích rừng trồng trong vùng dự án được thiết lập ôtc phải đủ từ tuổi 4 trở lên vì ở tuổi này các cây trong ôtc mới đủ kích thức để kiểm tra biểu được.

+ Diện tích ôtc được xác định trên cơ sở mật độ bình quân của rừng sao cho ít nhất trong mỗi ôtc có trên 30 cây được đo đếm. Nghĩa là mật độ thấp nhất là 1200 cây/ha.

3.4.1.2. Đo đếm, giải tích cây trên ô tiêu chuẩn

- Trước khi điều tra cây đứng cần thu thập những thông tin tổng quan cần thiết để ghi vào phiếu điều tra ôtc (Mô tả các nhân tố sinh thái, lập địa của lâm phần, đo đếm chiều cao tầng trội để xác định biểu cấp năng suất), gồm:

+ Tên loài cây;

+ Ngày, tháng, năm trồng; + Mật độ trồng ban đầu; + Biện pháp chăm sóc; + Số lần tỉa thưa;

+ Đánh giá thảm thực bì (Loài cây chính, % che phủ mặt đất); + Nhận xét tình hình sinh trưởng;

+ Các hiện tượng thời tiết cục bộ: mưa lũ kéo dài, sương, hạn hán, dịch sâu bệnh hại xảy ra kể từ khi trồng;

+ Ước tính mật độ hiện tại của rừng. - Điều tra trong ôtc:

+ Sử dụng GPS để lấy toạ độ, độ cao tại tâm ôtc; + Đo độ dốc bằng địa bàn;

+ Đo các chỉ tiêu sinh trưởng như trong phiếu điều tra;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

 Đo HVN (m) bằng Blumeleiss (hoặc vertex) đo theo hệ thống cứ 5 cây thì đo một cây;

 Đo Dt bằng thước dây dài, cứ hai cây đo chiều cao thì đo đường kính tán 1 cây.

 Đo chiều cao của 20% cây cao nhất Hdom của lâm phần

 Phân cấp sinh trưởng cây theo 5 cấp của Kraf (Đo đường kính theo 5 đoạn tương đối theo chiều cao cây đó là: D00, D01, D02, D03, D04, mỗi ôtc đo 5 cây).

 Tính toán đường kính cây có tiết diện bình quân bằng công thức:

- Tìm cây có đường kính bằng hoặc xấp xỉ bằng đường kính của cây bình quân để chặt ngả (đó là cây có đường kính bình quân). Cây có đường kính bình quân (Dg) đã chọn sẽ không được chặt nếu:

+ Cây có hai ngọn, cây có bạnh vè quá lớn, cong queo, rỗng ruột, hoặc bị khuyết tật lớn;

+ Cây phân bố ở vị trí rất khó hoặc không thể thao tác an toàn;

- Chọn ra 5 cây có đường kính lớn nhất trong ô. Ưu tiên chặt cây lớn nhất. Tuy nhiên, nếu cây này gặp các trường hợp như cây Dg ở trên thì sẽ chọn một trong các cây còn lại.

- Ghi các thông tin về các cây tiêu chuẩn chặt ngả vào trong biểu tổng hợp số liệu về cây giải tích (gồm giá trị Dg tính toán; STT của cây tiêu chuẩn chặt ngả; chiều dài men thân; tổng số thớt; chiều dài đoạn ngọn…).

- Các bước trước và sau khi hạ cây tiêu chuẩn:

Bước 1: Đánh dấu vòng quanh vị trí 1.3 trên cây đã chọn; Bước 2: Cưa và hạ cây xuống;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bước 3: Phát cành nhánh (không phát ngọn);

Bước 4: Dùng phấn vạch rõ một đường dọc theo thân cây (lên ngọn cây) theo một mặt duy nhất Đông Tây;

Bước 5: Dùng thước dây kéo dài, đặt vị trí 1.3 của thước đúng vị trí 1.3 đã vạch trên cây. Một người giữ một đầu thước, người kia kéo thước men theo thân cây và đánh dấu các vị trí đo (bằng bút dầu + phấn). Đọc chiều dài men thân của cây.

Bước 6: Cưa từng phân đoạn (các thớt).

Bào nhẵn các thớt gỗ, để vòng năm hiện rõ cho dễ đếm vòng năm, vạch theo một hướng duy nhất Đông Tây - Nam Bắc rồi đếm thứ tự các vòng năm ứng với các tuổi. Với thớt 00 đếm và ghi vòng năm từ tâm ra ngoài, các thớt khác đếm và ghi vòng năm từ ngoài vào trong. Vòng ngoài cùng của các thớt đều ứng với tuổi cây hiện tại, dùng thước khắc vạch đến cm đo đường kính các tuổi ở các thớt, ghi số liệu đo được vào bảng ghi đường kính các tuổi ở các thớt theo giáo trình điều tra trường đại học Lâm nghiệp (Vũ Tiến Hinh và Phạm Ngọc Giao [20]).

- Dung lượng mẫu điều tra và phân bố theo địa phương, tuổi và loài cây:

Các ô tiêu chuẩn được thu thập để phục vụ cho việc kiểm tra các loài biểu được phân bố theo địa phương, loài cây và độ tuổi. Theo đó thì loài Thông mã vĩ có tổng cộng tất cả là 35 ôtc, phân bố ở Bắc Giang 4 ô (Lục

Nam: 1 ô và Sơn Động I: 3 ô); Ở Lạng Sơn có 29 ô (Cao Lôc: 5 ô, Chi Lăng

9 ô, Đình Lập 6 ô và Lộc Bình 9 ô); Ở Quảng Ninh có 2 ô (Mông Cái 1 và

Tiên Yên 1). Loài Thông nhựa có tổng cộng 28 ô trong đó Bắc Giang có 4 ô ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu 3.1. Số liệu ôtc phân bố theo địa phƣơng và tuổi của loài Thông mã vĩ

TT Địa phƣơng

Số ôtc Thông mã vĩ theo cấp tuổi Số

cây giải tích chi tiết Số cây giải tích nhanh Tuổi 5 Tuổi 7 Tuổi 8 Tuổi 9 Tuổi 11 I Tỉnh Bắc Giang: 04 ôtc 1 Lục Nam 1 1 5 2 Sơn Động I 3 3 15 II Tỉnh Lạng Sơn: 29 ôtc 1 Cao Lộc 1 2 2 5 25 2 Chi Lăng 4 2 3 9 45 3 Đình Lập 2 2 2 6 30 4 Lộc Bình 5 2 2 9 45

III Tỉnh Quảng Ninh: 02 ôtc

1 Móng Cái 1 1 5

2 Tiên Yên 1 1 5

Tổng: 6 12 2 9 6 35 175

Biểu 3.2. Số liệu ôtc phân bố theo địa phƣơng và tuổi của loài Thông nhựa

TT Địa phƣơng

Số ôtc Thông nhựa theo cấp tuổi Số

cây giải tích chi tiết Số cây giải tích nhanh

Tuổi 4 Tuổi 5 Tuổi 6 Tuổi 7

I Tỉnh Bắc Giang: 04 ôtc

1 Lục Nam 4 4 20

II Tỉnh Quảng Ninh: 24 ôtc

1 Đông Triều 3 5 4 6 18 90

2 Móng Cái 1 1 1 3 6 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả điều tra, đo đếm được ghi chép vào những mẫu biểu thống nhất xem các phụ biểu 4, 5, 6, 7 phần phụ lục.

Một phần của tài liệu kiểm tra sự thích hợp của biểu cấp đất và biểu thể tích lập cho các loài thông mã vĩ (pinus massoniana) và thông nhựa (pinus merkussi) ở các tỉnh bắc giang, lạng sơn và quảng ninh (Trang 36 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)