Trên thế giới

Một phần của tài liệu kiểm tra sự thích hợp của biểu cấp đất và biểu thể tích lập cho các loài thông mã vĩ (pinus massoniana) và thông nhựa (pinus merkussi) ở các tỉnh bắc giang, lạng sơn và quảng ninh (Trang 25 - 85)

- Mô hình sinh trưởng cây bình quân: Vũ Tiến Hinh (1995), Nguyễn Thị

Bảo Lâm (1996) khi nghiên cứu lựa chọn cây tiêu chuẩn bình quân lâm phần Thông đuôi ngựa đã kết luận, có thể dùng cây bình quân theo tiết diện ngang (cây có D = Dg, H = Hg) thay cho cây bình quân thể tích. Sử dụng chỉ tiêu Dg, Hg để xác định thể tích bình quân lâm phần thông qua phương trình thể tích. Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao (1997) cho thấy, với đối tượng rừng trồng có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

chu kỳ kinh doanh không dài (phạm vi phân bố đường kính không lớn) ở nước ta, có thể sử dụng Dg, Hg làm kích thước cây bình quân lâm phần (Vũ Tiến Hinh., 2003). Để xác lập các đường sinh trưởng D, H, V cho cây bình quân lâm phần với các lâm phần Thông ba lá được thiết kế tỉa thưa hàng năm, Nguyễn Ngọc Lung (1999) đã sử dụng hàm Schumacher mô tả sinh trưởng D, H, V cho từng cấp đất (Nguyễn Ngọc Lung & Đào Công Khanh., 1999). Nhưng với các lâm phần Sa Mộc, Thông đuôi ngựa, Mỡ được thiết kế tỉa thưa một số lần trong chu kỳ kinh doanh, các tác giả đã dùng phương trình suất tăng trưởng chiều cao và suất tăng trưởng đường kính cùng với các giá trị chiều cao, đường kính của các cấp đất cho trước tại tuổi A0 xác định sinh trưởng chiều cao và đường kính bình quân lâm phần cho các tuổi nhỏ hơn A0 (Vũ Tiến Hinh. et al. [10]).

- Mô hình tổng tiết diện ngang: Dự đoán tổng tiết diện ngang từ sinh

trưởng đường kính Vũ Tiến Hinh (2000) đã lập biểu sản lượng cho Sa Mộc, Thông mã vĩ, Mỡ, tác giả đã dự đoán sinh trưởng tổng tiết diện ngang ở giai đoạn trước lần tỉa thưa thứ nhất và giữa 2 lần tỉa thưa liên tiếp (Vũ Tiến Hinh., 2003). Dự đoán tổng tiết diện ngang thông qua chiều cao và mật độ vân dụng lý thuyết của Marsh Đào Công Khanh và cộng sự (2001) đã dự đoán cho 4 loài cây là Bạch đàn uro, Keo tai tượng, Tếch và Thông Nhựa (Đào Công Khanh. et al. [17])

- Mô hình trữ lượng lâm phần: Dự đoán trữ lượng lâm phần dựa vào

sinh trưởng thể tích đã được tác giả Nguyễn Ngọc Lung (1999) áp dụng để dự đoán trữ lượng cho các lâm phần Thông ba lá, trong đó: mật độ được xác định theo mô hình mật độ tối ưu, thể tích cây bình quân được xác định thông qua phương trình sinh trưởng theo đơn vị cấp đất. Vũ Tiến Hinh (2000, 2003) và các cộng sự khi nghiên cứu lập biểu sản lượng cho các loài: Sa Mộc, Mỡ, Thông mã vĩ và Quế cũng dự đoán trữ lượng trên cơ sở sinh trưởng về thể tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Vũ Tiến Hinh [12]). Nguyễn Thị Bảo Lâm (1996) lại dự đoán trữ lượng thông qua mô tổng tiết diện ngang để áp dụng cho các lâm phần Thông mã vĩ vùng Đông Bắc (Nguyễn Thị Bảo Lâm., 1996).

Để xác định thời điểm tỉa thưa: Khi nghiên cứu về lập biểu sản lượng cho một số loài cây trồng ở nước ta, như biểu sản lượng Keo lá tràm toàn quốc (1996), biểu sản lượng Sa Mộc, Thông mã vĩ, Mỡ (2000) sử dụng tỉa thưa có giãn cách. Với các biểu sản lượng này, tuổi càng cao, kỳ giãn cách càng dài. Vũ Tiến Hinh, Phạm Xuân Hoàn (1999, 2003) khi nghiên cứu về cây Quế ở Yên Bái cho rằng tỉa thưa với kỳ giãn cách cố định, có thể là 2 năm (Vũ Tiến Hinh [12]).

Một số thành tựu của công tác xây dựng bảng biểu điều tra rừng ở Việt Nam hiện nay:

Các phương pháp điều tra, nghiên cứu và lập bảng biểu đã được giới thiệu, bổ sung và phát triển tương đối hoàn thiện ở nước ta với các tác giả lớn như Đồng Sĩ Hiền (1974) cho lập biểu thể tích và độ thon cây đứng, Vũ Tiến Hinh (1998, 2003) và Nguyễn Ngọc Lung (1987a

, 1987b, 1999) cho nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng. Một số phương pháp tiêu biểu đã được nhiều tác giả trong nước vận dụng, phát triển và hoàn thiện tỏ ra có nhiều ưu điểm

hơn so với phương pháp kinh điển của thế giới như sử dụng hệ số thon tự

nhiên xây dựng phương trình đường sinh thân cây (Đồng Sĩ Hiền [6]), hay sử dụng suất tăng trưởng để mô phỏng các quá trình sinh trưởng (Vũ Tiến Hinh [12]; Vũ Tiến Hinh. et al. [10]; Vũ Tiến Hinh. et al. [8]).

Những nghiên cứu này đã một phần nào đó đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, thể hiện rõ vai trò quan trọng của bảng biểu trong kinh doanh rừng ở nước ta. Nhưng như thế là chưa đủ để đáp ứng yêu cầu của sản xuất, khi mà những đòi hỏi về tính khoa học, tính chính xác, tính thuận tiện của thực tiễn luôn đặt ra sao cho việc vận dụng các bảng biểu trong sản xuất, kinh doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

rừng đạt hiệu quả cao nhất. Biểu sản lượng là biểu quan trọng nhất, vừa để chủ rừng nắm vững kết cấu rừng trồng, trữ sản lượng và năng suất theo từng tuổi, vừa để cán bộ kỹ thuật có căn cứ xác định các giải pháp lâm sinh như tuổi khép tán và tuổi tỉa thưa, nuôi dưỡng, tuổi chặt chính khi trồng rừng cung cấp gỗ lớn (cấp đất tốt) và tuổi chặt chính khi cung cấp gỗ nhỏ như giấy, dăm, diêm (cấp đất tốt và xấu) (Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh [20]).

Tuy nhiên việc nghiên cứu bảng biểu còn có một số mặt hạn chế sau: Các kết quả của một số nghiên cứu lập bảng biểu vẫn dựa trên số liệu của chọn ô tiêu chuẩn, cây tiêu chuẩn để đo đếm theo phương pháp lấy mẫu điển hình, số liệu này không phù hợp để sử dụng trong các phân tích thống kê chuẩn mực vì lý thuyết xác suất thống kê là dựa trên nền tảng các quy luật về xác suất (laws of chance) mà chỉ đúng đắn khi mẫu được chọn ngẫu nhiên (Grafen và Hails [36]; Husch et al [37]; Jayaraman [38]).

1.2.2. Phương pháp kiểm tra và lựa chọn mô hình sinh trưởng, tương quan và kiểm tra bảng biểu điều tra quan và kiểm tra bảng biểu điều tra

Ở Việt Nam hiện nay thường sử dụng các phương pháp và mô hình để kiểm tra bảng biểu như sau: Để lựa chọn phương trình tương quan tốt nhất trong nghiên cứu lâm nghiệp, các tác giả sử dụng các tiêu chuẩn thống kê truyền thống (hệ số tương quan, sai số nhỏ, tính đơn giản của phương trình...) (Nguyễn Hải Tuất et al. [26]). Riêng đối với mô hình sinh trưởng thì ngoài những tiêu chuẩn này, mô hình cần phải phù hợp với đặc tính sinh vật học của cây/ lâm phần. Để kiểm nghiệm biểu cấp đất (đường cong sinh trưởng chiều cao), các tác giả đề xuất dùng phương pháp biểu đồ (vẽ các đường cong sinh trưởng thực nghiệm trên biểu đồ cấp đất để kiểm tra sự phù hợp) hoặc so sánh tham số biểu thị nhịp độ sinh trưởng tìm được cho phương trình của lâm phần kiểm tra với phương trình cấp đất. Các phương pháp kiểm nghiệm biểu cấp đất này đã được các tác giả trong nước áp dụng khi lập biểu cấp đất cho nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

loài cây (Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh [20]; Trần Văn Con [3]; Vũ Tiến Hinh [12]).

1.2.3. Tóm lƣợc một số thành tựu chính của công tác xây dựng

bảng biểu điều tra rừng ở Việt Nam hiện nay:

- Các phương pháp điều tra, nghiên cứu và lập bảng biểu đã được giới thiệu, bổ sung và phát triển tương đối hoàn thiện ở nước ta với các tác giả lớn như Đồng Sĩ Hiền (1974) cho lập biểu thể tích và độ thon cây đứng, Vũ Tiến Hinh (1998, 2003) và Nguyễn Ngọc Lung (1987a, 1987b, 1999) cho nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng (Đồng Sỹ Hiền [6]; Nguyễn Ngọc Lung [18], [19]; Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh [20]; Vũ Tiến Hinh [12]). Một số phương pháp tiêu biểu đã được các tác giả trong nước vận dụng, phát triển và hoàn thiện tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp kinh điển của thế giới như sử dụng hệ số thon tự nhiên xây dựng phương trình đường sinh thân cây (Đồng Sĩ Hiền, 1974), hay sử dụng suất tăng trưởng để mô phỏng các quá trình sinh trưởng (Vũ Tiến Hinh [8], [10], [12]).

- Các bảng biểu điều tra (bao gồm cả biểu thể tích và độ thon cây đứng rừng tự nhiên) gồm có hầu hết các loài cây trồng rừng chủ yếu đã góp phần quan trọng cho công tác quản lý kinh doanh rừng ở nước ta.

- Bên cạnh những thành tựu quan trọng nêu ở trên, việc xây dựng bảng biểu điều tra cho rừng trồng ở nước ta vẫn còn một số vấn đề nên được cải thiện để đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của nghiên cứu và sản xuất lâm nghiệp, đây cũng là luận giải cho tính cần thiết phải thực hiện đề tài.

- Các kết quả của một số nghiên cứu lập bảng biểu vẫn dựa trên số liệu của chọn ô tiêu chuẩn, cây tiêu chuẩn để đo đếm theo phương pháp lấy mẫu điển hình, số liệu này không phù hợp để sử dụng trong các phân tích thống kê chuẩn mực vì lý thuyết xác suất thống kê là dựa trên nền tảng các qui luật về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

xác suất (laws of chance) mà chỉ đúng đắn khi mẫu được chọn ngẫu nhiên (Grafen và Hails [36];Husch et al [37]; Jayaraman [38]).

- Do kinh phí, thời gian hạn hẹp kết hợp với số lượng hạn chế các lâm phần của mỗi loài cây nghiên cứu trong thời gian trước đây, nên một số các nghiên cứu lập biểu cho rừng trồng chỉ lấy được số liệu trên một số vùng sinh thái nhất định.

- Các tác giả thường cố gắng tìm các lâm phần chưa hoặc ít bị tác động để lập ô tiêu chuẩn đo đếm, điều này có ưu điểm là các qui luật cấu trúc và sinh trưởng của lâm phần không bị xáo trộn.

- Việc áp dụng một phương pháp tiếp cận chung cho một vài vấn đề trong khâu lập bảng biểu ở nước ta còn cứng nhắc trong sử dụng phương pháp.

- Các thí nghiệm ở Việt Nam cho thấy tỉa thưa làm ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng đường kính của các loài cây rừng trồng qua đó có tác dụng mạnh trong điều chỉnh kết cấu sản phẩm lâm phần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG II

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Lạng Sơn

2.1.1. Vị trí địa lý

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Lạng Sơn là 8.327,6 km2

. Có vị trí địa lý 20°27' - 22°19' vĩ Bắc và 106°06' - 107°21' kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng: 55 km, Phía đông bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc): 253 km, Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148 km, Phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh: 48 km, Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn: 73 km, Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên: 60 km đường biên.

2.1.2. Địa hình, địa mạo đất đai

Thổ nhưỡng gồm 3 loại đất chính: đất feralit của các miền đồi và núi thấp (dưới 700 m), chiếm trên 90% diện tích tự nhiên, đất feralit mùn trên núi cao (700 - 1.500 m) và đất phù sa.

Địa hình ở Lạng Sơn chủ yếu là đồi, núi thấp, độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển, nơi thấp nhất là 20m, cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc núi Mẫu Sơn 1.541m. Địa hình được chia thành 3 tiều vùng, vùng núi phía Bắc (gồm các núi đất xen núi đã chia cắt phức tạp tạo niên miền mái núi có độ dốc trên 35 độ) vùng núi đá vôi (thuộc cánh cung Bắc Sơn - Văn Quan - Chi Lăng - Hữu Lũng, có nhiều hang động, sườn dốc đứng và có nhiều đỉnh cao trên 550m ) vùng đồi núi thấp phía Nam và Đông Nam bao gồm hệ thống đồi núi thấp xen kẽ các dạng đồi bát úp, độ dốc trung bình 10 - 25độ.

2.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

Khí hậu của Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu miền Bắc Việt Nam. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các vùng.

Nhiệt độ trung bình năm: 17-22 °C; Lượng mưa trung bình hàng năm: 1200-1600 mm; Độ ẩm tương đối trung bình năm: 80-85%; Số giờ nắng trung bình khoảng 1600 giờ.

Lạng sơn là tỉnh miền núi có mật độ sông trung bình, dao động từ 0,6 - 12km/km vuông. Có 3 hệ thống sông cùng chẩy qua sông Kỳ Cùng, sông Thương và sông Lục Nam.

2.2. Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ninh

2.2.1. Vị trí địa lý

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh là 8.239,243 km2

. Vị trí địa lý: 106°26' - 108°31' kinh Đông và từ 20°40' - 21°40' vĩ Bắc. Phía tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và Thành phố Hải Phòng, phía bắc giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) với cửa khẩu Móng Cái và Trinh Tường. Đường biên giới với Trung Quốc dài 132,8 km.

2.2.2. Địa hình, địa mạo đất đai

Quảng Ninh có 80% diện tích là địa hình đồi núi, tập trung ở phía Bắc. Một phần năm diện tích ở phía Đông Nam tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Quảng Ninh còn có rất nhiều đảo ven biển. Địa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m, có nhiều lạch sâu làm nơi cư trú của các rạn san hô.

2.2.3. Khí hậu, thuỷ văn

Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về nhiệt độ: được xác định có mùa đông lạnh, nhiệt độ không khí trung bình ổn định dưới 20oC. Mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25o

C. Sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa đông (tháng 1) thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa hạ (tháng 7) là 120C và thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng 1 theo tiêu chuẩn nhiệt độ cùng vĩ tuyến là 5,10

C.

Về mưa: theo quy ước chung, thời kỳ có lượng mưa ổn định trên 100 mm là mùa mưa; còn mùa khô là mùa có lượng mưa tháng ổn định dưới 100 mm.

2.3. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Giang

2.3.1. Vị trí địa lý

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Giang là 3.822km2. Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 210

07’ đến 210 37’ vĩ độ bắc; từ 1050 53’ đến 1070 02’ kinh độ đông; cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh.

2.3.2. Địa hình, địa mạo đất đai

Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xem kẽ. Vùng trung du bao gồm 2 huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và TP- Bắc Giang. Vùng miền núi bao gồm 7 huyện : Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó 1 phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao.

Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) là chia cắt mạnh, phức tạp chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai thuận lợi cho việc phát triển rừng. Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

cây ăn quả, cây công nghiệp như vải thiều, cam, chanh, na, hồng, đậu tương, chè...; chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản.

Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích toàn tỉnh) là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tùy theo từng khu vực. Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác.

2.3.3. Khí hậu, thuỷ văn

Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 – 230C, độ ẩm dao động lớn, từ 73 -

Một phần của tài liệu kiểm tra sự thích hợp của biểu cấp đất và biểu thể tích lập cho các loài thông mã vĩ (pinus massoniana) và thông nhựa (pinus merkussi) ở các tỉnh bắc giang, lạng sơn và quảng ninh (Trang 25 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)